1776: Chỉ các chủ đất có quyền bỏ phiếu
Tuyên ngôn Độc lập được ký. Quyền bầu cử trong thời kỳ Thuộc địa và Cách mạng chỉ giới hạn cho chủ đất, hầu hết là đàn ông da trắng theo đạo Tin Lành trên 21 tuổi. Tuy nhiên, Hiến pháp New Jersey ra đời cùng năm cho phép tất cả các công dân trưởng thành có đất đai riêng, bao gồm phụ nữ có quyền bỏ phiếu.
1787: Không có tiêu chuẩn liên bang-các bang tự quyết định công dân có quyền bỏ phiếu
Hiến pháp Mỹ được thông qua. Bởi vì chưa có quy định quốc gia thống nhất, các bang được trao quyền điều chỉnh pháp luật riêng về quyền bầu cử. Hầu hết mọi trường hợp, quyền lợi này vẫn nằm trong tay các chủ đất da trắng.
1790: Chỉ đàn ông da trắng được công nhận “công dân mẫu mực”, có quyền bỏ phiếu
Luật Quốc tịch được thông qua. Nó tuyên bố rõ ràng chỉ những người da trắng “tự do” nhập cư có thể trở thành công dân Mỹ và tham gia bầu cử cùng với các chủ đất.
1792: New Hampshire loại bỏ đặc quyền dành cho chủ bất động sản
New Hampshire trở thành bang đầu tiên loại bỏ yêu cầu tài sản tư hữu, mở rộng quyền bầu cử cho người dân, tuy nhiên, vẫn giới hạn ở hầu hết nam công dân da trắng.
1807: New Jersey cấm phụ nữ bỏ phiếu
New Jersey sửa đổi luật, phủ nhận quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Trong suốt 113 năm sau đó, không bang nào cho phép phụ nữ bỏ phiếu bầu Tổng thống hoặc lãnh đạo địa phương.
1828: Xóa bỏ rào cản tôn giáo
Maryland trở thành bang đầu tiên loại bỏ hạn chế tôn giáo khi thông qua luật chấp nhận Đạo Do Thái. Nam giới da trắng Do Thái không còn bị từ chối quyền bỏ phiếu.
1848: Phong trào kêu gọi quyền bầu cử cho phụ nữ
Hội nghị về quyền phụ nữ được tổ chức ở Seneca Fall, Federick Douglass, biên tập viên một tờ báo kiêm cựu nô lệ tham dự sự kiện và có bài phát biểu ủng hộ quyền bầu cử phổ thông. Bài phát biểu của ông đã giúp thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp thuận giải pháp kêu gọi quyền bầu cử cho phụ nữ.
1848: người gốc Mexico được công nhận công dân, nhưng bị hạn chế bảo phiếu
Hiệp ước Guadupe-Hidalgo chấm dứt chiến tranh Mexico-Mỹ và đảm sự trao quyền công dân cho người gốc Mexico sinh sống trong vùng lãnh thổ đã bị Mỹ chiếm. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu bị giới hạn đối với người gốc Mexico có tiền án hoặc không biết tiếng Anh.
1856: Bãi bỏ điều kiện sở hữu tài sản riêng
Bắc Carolina là bang đầu tiên loại bỏ sở hữu tài sản riêng, chẳng hạn, xí nghiệp hoặc đồn điền là điều kiện quan trọng nhất để có quyền tham gia bầu cử.
1868: các cựu nô lệ được công nhận là công dân, nhưng bỏ phiếu bị hạn chế
Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 14 được thông qua. Quyền công dân được xác định và trao cho các cựu nô lệ. Tuy nhiên, cử tri được định nghĩa rõ ràng, chỉ là nam giới.
1870: Quyền bỏ phiếu không bị từ chối vì lý do chủng tộc, vì vậy, chiến thuật phân biệt-đối xử khác đã được áp dụng.
Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 15 được thông qua. Nó nêu rõ chính quyền tiểu bang hoặc liên bang không được từ chối quyền bỏ phiếu vì lý do chủng tộc.
Tuy nhiên, ngay sau đó, một số bang bắt đầu áp dụng biện pháp như đánh thuê bầu cử và kiểm tra trình độ văn hóa, chủ yếu ở mức biết đọc, viết và tính toán thông thường nhằm hạn chế khả năng người Mỹ gốc Phi đăng ký bỏ phiếu. Chiến thuật, người từng phạm pháp phải đi tù cũng được áp dụng.
1872: Phụ nữ cố gắng bỏ phiếu
Susan B. Anthony bị bắt và phải hầu tòa ở Rochester, New York vì cổ gắng bỏ phiếu bầu tổng thống. Cùng thời điểm, Sojourner Truth, một cựu nô lệ cả đời hiến thân đấu tranh vì công lý và bình đẳng xuất hiện trước hòm phiếu ở Grand Rapids, Michigan, yêu cầu được bỏ phiếu. Bà đã bị từ chối.
1876: Người bản xứ không có quyền bỏ phiếu.
Tòa án Tối cao ra phán quyết người Mỹ bản xứ (người da đỏ Indian) không phải là công dân theo Hiến pháp sửa đổi lần thứ 14, và do đó, họ không được trao quyền bầu cử.
1882: Người dân tộc Trung Hoa di cư không được công nhận và không có quyền bỏ phiếu
Đạo Luật bài dân Trung Hoa ngăn cản người dân có tổ tiên ở Trung Quốc không thể trở thành công dân Mỹ và không có quyền tham gia bầu cử.
1887: Dân Mỹ bản xứ chối bỏ nguồn gốc được trao quyền công dân
Đạo luật Dawes được thông qua. Nó trao quyền công dân cho người Mỹ bản xứ từ chối bỏ bộ lạc của mình, nhưng họ chưa có quyền bỏ phiếu.
1890: Wyoming cho phép phụ nữ bỏ phiếu
Wyoming thừa nhận quy chế mới và trở thành bang đầu tiên cho phép phụ nữ bỏ phiếu lựa chọn tổng thống.
1912-13: Phụ nữ tuần hành yêu cầu quyền bỏ phiếu
Hàng ngàn phụ nữ đã tuần hành khắp New York và Washington, DC yêu cầu chính phủ trao quyền bầu cử.
1919: Người Mỹ bản xứ tham gia quân đội được trao quyền công dân.
Người Mỹ bản xứ phục phụ quân đội Mỹ trong Thế chiến I được công nhận là công dân Mỹ và có quyền bỏ phiếu. Nhưng đây chỉ là một chiêu bài lựa mị của chính quyền da trắng để lấy người Indian làm “bia đỡ đạn” trên chiến trường.
1920: Quyền bỏ phiếu mở rộng đến phụ nữ.
Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 19 được thông qua, trao quyền bỏ phiếu cho phụ nữ ở cấp tiểu bang và liên bang.
1922: Người gốc châu Á không được bỏ phiếu
Tòa án Tối cao ra phán quyết người gốc Nhật Bản không thể trở thành công dân. Và đến năm 1923, tòa án Mỹ ra phán quyết tất cả dân gốc châu Á không được trao quyền công dân và không thể bỏ phiếu.
1924: Người Mỹ bản xứ lại được trao quyền công dân, nhưng thể bỏ phiếu
Đạo luật Công dân Indian trao quyền công dân cho người Mỹ bản xứ, nhưng nhiều bang lập luật và chính sách riêng để ngăn cản họ trở thành cử tri.
1926: Bạo lực được sử dụng để ngăn người da đen yêu cầu quyền bỏ phiếu
Trong khi cố gắng đăng ký bỏ phiếu ở Birmingham, Alabama, một nhóm phụ nữ gốc Phi bị đánh đập và ngăn cản.
1947: Luật cấm người Mỹ bản xứ bỏ phiếu được loại bỏ
Miguel Trujllo, một người Indian kiêm cựu sĩ quan Hải quân, kiện chính quyền bang New Mexico không cho phép ông bỏ phiếu. Ông thắng kiện và bang New Mexico, Arizona đã phải chấp nhận quyền bỏ phiếu của tất cả người bản xứ.
1952: Người gốc châu Á có thể bỏ phiếu
Đạo luật McCarran Walter trao quyền công dân cho tất cả người dân gốc châu Á và họ bắt đầu được tham gia các sự kiện chính trị quan trọng.
1963: Quyền bầu cử được coi là nhân quyền căn bản
Những nỗ lực trên quy mô lớn ở miền Nam kêu gọi quyền bầu cử cho người gốc phi được tăng cường. Tuy nhiên, các quan chức nhà nước từ chối cho người gốc Phi đăng ký bỏ phiếu bằng cách đánh thuế phiếu bầu, kiểm tra trình độ văn hóa và de dọa sử dụng vũ lực. Một trong những nỗ lực khác là chiến dịch Mùa hè Tự do, có gần một ngàn công chức thuộc mọi thành phần dân tộc, chủng tộc hội tụ ở miền Nam để ủng hộ quyền bỏ phiếu.
1965: Phong trào Grassroots thay đổi hoàn lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ
Nhờ phong trao đấu tranh Grassroot, Đạo luật về Quyền bỏ phiếu được thông qua. Nó cấm các bang phân biệt đối xử đối với cử tri, dù bất kể nguồn gốc chủng tộc hoặc tôn giáo, phải cung cấp cơ chế liên bang để giúp người dân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của họ.
1966: Tiếp tục Phong trào dân chủ đấu tranh vì tiến bộ xã hội và quyền bỏ phiếu
Nhà hoạt động nhân quyền James Meredith bị thường vì bị bắn lén khi tham gia cuộc tuần hành “Hiên ngang bước đi không sợ hãi” ở Tennessee và Missisippi. Ngày hôm sau, gần 4.000 người Mỹ gốc Phi đăng ký bỏ phiếu. Các nhà hoạt động nhân quyền khác, chẳng hạn, Martin Luther King và Carmichael tiếp tục tuần hành cho đến khi ông Meredith bình phục. Sau đó, ông tiếp tục tham gia đấu tranh và giành thắng lợi. Quyền bầu cử được trao cho mọi thành phần cử tri, bao gồm người da đen.
1971: Tuổi cử tri hạ xuống 18
Hiến pháp sửa đổi lần thứ 26 được thông qua, trao quyền bầu cử cho công dân đủ 18 tuổi trở lên.
1975: Xuất hiện phiếu bầu đa ngôn ngữ
Luật sửa đổi về Quyền bầu cử yêu cầu phiếu bầu, ngoài in bằng tiếng Anh, cần phải có thêm ngôn ngữ khác, thậm chí có phép người dân không biết tiếng Anh bỏ phiếu bằng cách viết tiếng dân tộc của họ, chẳng người gốc Trung Quốc sử dụng tiếng Hoa.
2000: Cư dân ở vùng lãnh thổ thuộc địa Mỹ được trao quyền công dân, nhưng thể bỏ phiếu
Một tháng trước cuộc bầu cử Mỹ, một tòa án liên bang quyết định ra phán quyết, người Puerto Rico sống ở quần đảo Puterto Rico, dù là công dân, họ không thể bỏ phiếu bầu Tổng thống. Phán quyết cũng được áp dụng cho cá quần đảo Guam, Samoa và Virginia, với tổng dân số gần 4,1 triệu người.
2001: Tranh cãi về quyền bầu cử dành cho người từng phạm tội hình sự
Ủy ban Quốc gia về Cải cách Bầu cử Liên bang đề nghị tất cả 50 bang cho phép các cựu phạm nhân khôi phục quyền bỏ phiếu sau khi được xóa án tích.
Gần 4 triệu dân Mỹ không thể bỏ phiếu vì tội phạm phải trong quá khứ. Hầu hết ở các ban, người từng có án hình sự bị cấm tham gia bầu cử. Luật này là di sản thời kỳ hậu Nội chiến cố gắng ngăn cản người Mỹ gốc Phi bỏ phiếu.
2002: Cải cách quy mô lớn, phiếu bầu điện tử được áp dụng
Để giải quyết sự không thống nhất trong bầu cử nhằm phù hợp với tiêu chuẩn bỏ phiếu liên bang. Đạo luật giúp cử tri Mỹ bỏ phiếu (HAVA) được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000. Đây cũng là lần đầu tiên phiếu điện tử được áp dụng.
2013: Quyền bầu cử-Nhân quyền căn bản vẫn chưa được thực hiện đầy đủ
Tòa án Tối cao chấp thuận một đạo luật yêu cầu giới chính trị gia ở các bang có lịch sử phân biệt đối xử, chống lại cử tri thiểu số phải thay đổi quy tắc cổ hủ. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhận xét, bầu cử, một nhân quyền căn bản nhất, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ ở một đất nước luôn đề cao “dân chủ” nơi “cửa miệng” như Mỹ.