Hà Nội

Libya - Cuộc chiến không hồi kết

02-06-2020 11:26 | Quốc tế
google news

SKĐS - Libya có vẻ là phần cuối của một chương lịch sử nội chiến ảm đạm, nhưng không có thể đảm bảo là phần tiếp theo sẽ tốt hơn cho một đất nước đã bị xé nát bởi nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài, kể từ sau khi cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddfi bị sát hại.

Tương lai tốt đẹp hơn?

Kể từ hồi năm ngoái, tướng Khalifa Haftar đã cố gắng chiếm giữ lấy Thủ đô Tripoli ở phía Tây nước Libya rộng lớn. Sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hỗ trợ Chính phủ Tripoli, đã được Liên hợp quốc công nhận, có vẻ mang tính quyết định. Lực lượng của tướng Haftar, cùng với một nhóm vài nghìn lính Nga, buộc phải rút lui. Nhưng điều đó không có nghĩa người dân Libya có thể mong đợi sự yên bình mà họ khao khát. Một lần nữa, họ lại là những người thua cuộc lớn nhất.

Đất nước Libya, vốn giàu có bởi dầu mỏ và khí đốt, có thể đảm bảo cho những người dân nước mình những quyền lợi mà họ mơ ước. Nhưng người dân nơi đây hiện không có bất kỳ thứ gì, kể cả sự an toàn.

Những người dân Libya không bị mất nhà cửa, đang phải cách ly xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, hy vọng mình không trở thành mục tiêu của pháo binh, máy bay không người lái hoặc máy bay chiến đấu. Chiến tranh đã phá hủy hầu hết các phòng khám và bệnh viện của Libya. Khoảng 200 nghìn người dân thường ở phía Tây Libya đã phải di dời khỏi nhà cửa của họ vì chiến tranh - theo thống kê của Tổ chức Theo dõi nhân quyền.

Cuộc chiến chưa hồi kết ở Lybia vẫn là một thách thức và trở ngại với hào bình nước nào.

Cuộc chiến chưa hồi kết ở Lybia vẫn là một thách thức và trở ngại với hào bình nước nào.

Tác động từ bên ngoài

Có một điều chắc chắn rằng các cường quốc nước ngoài sẽ tham gia vào cuộc nội chiến Libya bởi đó là một giải thưởng đáng mong đợi. Libya trữ lượng dầu khí lớn nhất châu Phi, với dân số chưa đến 7 triệu người. Về mặt chiến lược, Libya nằm đối diện châu Âu và hydrocarbon của nước này có thể xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường ở phía Tây qua Địa Trung Hải. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ở Vùng Vịnh phải vận chuyển hàng xuất khẩu của họ qua các tuyến biển đầy nguy hiểm.

Các thành phần ủng hộ quan trọng nhất của tướng Haftar bao gồm Nga, Các tiểu vương quốc Arab và Ai Cập. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chủ chốt của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) do ông Fayez al-Sarraj đứng đầu và thân Ankara, ở Thủ đô Tripoli. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ gửi nhiều tín hiệu về Libya tới tướng Haftar lẫn chính quyền Sarraj ở các thời điểm khác nhau.

Giờ mối quan tâm lớn nhất được đổ dồn vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Liệu ông Putin có lại lặp lại cách thức tác động sâu vào Libya như đã từng làm đối với Syria trước đó hay không? Cuộc chiến ở Libya đã phát triển những điểm tương đồng đáng lo ngại như cuộc chiến ở Syria.

Các cuộc chiến ở Libya, theo nhiều cách, đã trở thành sự tiếp nối của các cuộc chiến ủy nhiệm ở Syria. Có thể cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Nga đều áp dụng ở Libya một phiên bản của các thỏa thuận mà họ đã thực hiện ở Syria.

Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan có thể đã đồng ý chấm dứt cuộc tấn công của tướng Haftar chống lại Tripoli để có thể đồng “hưởng lợi” -  học giả người Đức Wolfram Lacher bình luận trong một cuốn sách của Libya vừa được xuất bản.

“Hai cường quốc nước ngoài đang cố gắng khắc chế các phạm vi ảnh hưởng ở Libya và tham vọng của họ cho sự sắp xếp này có thể là lâu dài” - ông Lacher cho hay và còn bày tỏ nghi ngờ rằng liệu các cường quốc khác liên quan tới Libya và chính người Libya, sẽ lặng lẽ chấp nhận sự sắp xếp này hay không.

Cuộc chiến lớn tiếp theo có thể là ở Tarhuna - một thị trấn nằm cách Thủ đô Tripoli chừng 90km về phía Đông Nam. Đó là thành trì phía Tây của tướng Haftar. Còn lực lượng quân đội trung thành với Chính phủ Tripoli đang tiến đến Tarhuna. Cuộc chiến không hồi kết ở Libya vẫn là một thách thức và trở ngại đối với hòa bình ở Libya.


Hà Anh
Ý kiến của bạn