Sau sự việc Việt Nam 3 lần gửi công hàm lên LHQ và trong tuần này cả Việt Nam và Trung Quốc đều gửi văn bản bày tỏ lập trường về vấn đề biển Đông, LHQ tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho vụ việc giàn khoan Hải Dương 981.
Ngày 10.6, phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc, ông Stephane Dujarric cho biết, trong vấn đề Biển Đông, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon có thể sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải nếu như các bên liên quan yêu cầu. Ông Stephane Dujarric nói rằng Tổng Thư ký Ban Ki Moon bày tỏ hy vọng các mâu thuẫn sẽ được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã hết sức kiềm chế
Ngày 10/6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gặp gỡ và trả lời phỏng vấn một số phóng viên báo chí quốc tế tại New York (Mỹ) liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981) trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông và việc Trung Quốc lưu hành công hàm tại Liên hợp quốc vu cáo Việt Nam sau khi Việt Nam gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh những hành động đang diễn ra tại Biển Đông là "vấn đề nghiêm trọng" và khẳng định Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và hơn 100 tàu ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thiết lập môi trường đàm phán.Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết tới nay Bắc Kinh vẫn từ chối đối thoại và luôn khăng khăng một cách vô lý rằng vùng nước xung quanh giàn khoan thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Việc từ chối thảo luận về tranh chấp của Bắc Kinh là "khiêu khích" và tạo ra "những quan ngại nghiêm trọng."
Cận cảnh giàn khoan Hải dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Trước câu hỏi về những cáo buộc của Trung Quốc rằng các tàu Việt Nam đã cố ý quấy nhiễu và đâm tàu Trung Quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh rằng khu vực mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam chỉ điều các tàu dân sự tới khu vưc để thực thi pháp luật, nhưng phía Trung Quốc đã điều cả tàu chiến tới khu vực này. Việt Nam đã công khai mời các phóng viên quốc tế ra thực địa để tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra, thậm chí Việt Nam cũng đã lên tiếng mời các phóng viên Trung Quốc tới hiện trường. Những hình ảnh mà các phóng viên Việt Nam và quốc tế đã công bố như hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công bằng vòi rồng hay cố ý đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đã cho thấy sự thật.
Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. Việt Nam không phải là nước khiêu khích trong căng thẳng hiện nay. Việt Nam muốn giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại, đàm phán. Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên người dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình.Đại sứ cũng khẳng định cho tới nay, Việt Nam đã hết sức kiềm chế.
CNN dẫn lời Sam Bateman, thành viên cấp cao của Chương trình an ninh hàng hải của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Namyang, Singapore nhận định Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam trong cuộc chiến dư luận.
“Việt Nam đã thắng Trung Quốc trên mặt công luận”
Trong một bài phỏng vấn trên CNN hôm 11/6, Sam Bateman, thành viên cấp cao của Chương trình hàng hải của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Namyang, Singapore đưa ra nhận định mục đích của Trung Quốc là tạo ra một cuộc chiến công luận hiệu quả nhằm lôi kéo, tranh thủ dư luận quốc tế để hợp pháp hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh. Trong những tuần qua, Việt Nam liên tục đưa ra những bằng chứng xác đáng tố cáo Trung Quốc và được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp Việt Nam nhưng không thành. Tôi nghĩ Việt Nam đã giành ưu thế vượt trội trong trận chiến dư luận suốt nhiều tuần kể từ khi căng thẳng nổ ra trên Biển Đông.
Ngày 11/6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết khẳng định việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và thông báo khu vực cấm tàu bè đi vào khiến mâu thuẫn Việt-Trung kéo dài và tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng. Khẳng định không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế quan tâm tới hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản cho rằng cần giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại.Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh liên kết với các nước Mỹ, ASEAN, kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục công khai chỉ trích và lên án những hành động gây bất ổn tại Biển Đông.
Quỳnh Diệp( theo CNN, Diplomat)
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc