Sứ mệnh này sẽ có thời hạn 1 năm và có thể được gia hạn nếu có yêu cầu từ hai phía. Các nhà đàm phán cho cả hai bên đã thảo ra bản đề xuất phối hợp yêu cầu sự tham gia của LHQ vào tuần trước trong suốt các cuộc đàm phán hòa bình ở Cuba.
Các bên đã đề ra thời hạn ngày 23/3 để ký kết hiệp ước hòa bình.
"Sứ mệnh chính trị" của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ bao gồm các quan sát viên không vũ trang từ các quốc gia châu Mỹ Latin và Caribbe.
Colombia đã chứng kiến trong hàng thập kỷ qua cuộc chiến giữa chính phủ và phong trào Farc cánh tả, với hơn 220 nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người bị đặt trong tình trạng bất ổn với sự dính líu của cả các nhóm du kích và bán quân sự cánh hữu khác. Đó là xung đột vũ trang kéo dài nhất ở bán cầu Tây.
Phiến quân Farc cắm trại ở vùng rừng xa xôi Colombia
"Không phải là điều thường thấy đối với một quốc gia khi tự đề cập tình trạng nước mình lên Hội đồng Bảo an. Nhưng đây chính xác là vai trò của Liên Hợp Quốc nên thể hiện," Đại sứ Anh tại LHQ Matthew Rycroft cho biết.
"Tôi hy vọng hôm nay sẽ đánh dấu kết thúc các vòng đàm phán hòa bình".
Đại sứ Mỹ Samantha Power cảnh báo rằng các vấn đề giữa hai phía vẫn cần tiếp tục được giải quyết, chẳng hạn như di dời mìn còn sót lại và vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho các nhóm du kích đã từ bỏ súng đạn.
Nghị quyết LHQ đề nghị Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra khuyến nghị chi tiết hóa phạm vi và hoạt động sứ mệnh để được Hội đồng Bảo An phê chuẩn trong vòng 30 ngày lệnh ngừng bắn.
Tuần trước, trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Colombia, ông Humberto de la Calle đã mô tả đề xuất lên LHQ là một thời khắc "siêu việt". Ông cho biết đó là "minh chứng rõ rệt cho ước nguyện chấm dứt xung đột".
Hội đồng Bảo an LHQ phê chuẩn sứ mệnh giám sát thỏa thuận hòa bình Colombia
Kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu ở Havana vào tháng 11/2012, các nhà đàm phán đã tiến tới thỏa thuận về các vấn đề chủ chốt chẳng hạn như sự tham dự chính trị của các phiến quân, quyền đất đai, vấn nạn buôn bán ma tuý và pháp lý chuyển đổi.
Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và trưởng nhóm phiến quân Farc Timoleon Jimenez, được biết tới với tên gọi Timochenko tuyên bố họ muốn một thỏa thuận trong vòng 6 tháng tới ở thời điểm đó.