Lễ tạ ơn “thần rừng” giữa lòng Hà Nội

27-03-2016 07:29 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Lễ tạ ơn “thần rừng” (hay Ndăn să Yàng Brê) của đồng bào dân tộc Mạ ở Tây Nguyên mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện đời sống sinh hoạt gắn liền với thiên nhiên.

Nét độc đáo trong lễ hội đó đã được tái hiện một cách sinh động ngay giữa lòng thủ đô, tại “ngôi nhà chung” làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vào chiều 26/3.

Nghi lễ cúng thần rừng nhằm mục đích tạ ơn thần rừng đã ban phát cho con người những sản vật để phục vụ cuộc sống: gỗ, lồ ô, dây mây để làm nhà; rau, măng, thú rừng, quả để ăn… Mặt khác, để cầu xin thần rừng che chở cho con người bình yên, không làm bệnh, làm chết con người, không cho con thú dữ bắt con người, không cho cây rừng đè chết con người,…Cuộc sống của người Mạ gắn liền với rừng đại ngàn, rừng nuôi sống con người nhưng rừng cũng ẩn chứa những đe dọa, hiểm nguy mà đối với người mạ xưa kia cho là linh thiêng, huyền bí…

Những hình ảnh đẹp của Lễ tạ ơn "thần rừng" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam qua ghi nhận của PV báo Sức khỏe&Đời sống:

Lễ hội tạ ơn thần rừng của dân tộc Mạ diễn ra vào cuối tháng 3 khi người dân phát đất, gieo xong hạt; trời mưa, rau trong rừng bắt đầu mọc,măng lên.

Để bắt đầu lễ tạ ơn thần rừng, chủ lễ sẽ ra ngoài cổng để đón tiếp khách trong không gian nhà người Mạ.

Lễ vật chủ yếu là sử dụng đồ nướng. Ở phía của Giàng ông, treo một miếng  thịt heo nướng và gà nướng.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu nguyện, cảm ơn Yàng (thần sông, thần núi, thần lúa…) đã mang lại ấm no hạnh phúc cho gia đình. Ông ngồi trên một chiếc cối giã gạo để tiến hành nghi lễ.

Sau đó, ông cầm khúc củi đang cháy, xua xung quanh nhà

Trong lễ này, hai con vật hiến sinh là gà và thỏ lấy tiết chúng để hiến máu cho Giàng. Gà là con vật hai chân bôi máu lên cho Giàng ông.

Thỏ là con vật bốn chân được bôi lên cho Giàng bà

Trong lễ tạ ơn, cây nêu là linh vật không thể thiếu

Sau đó, thầy cúng mời một vị già làng cao tuổi nhất uống rượu cần

Cùng với đó, mọi người sẽ được cùng nhau ăn mâm cúng bao gồm những món đặc trưng của người dân tộc Mạ như: Đọt mây nướng, gà rừng nướng, cơm lam, xôi gói lá, canh bồi đọt mây…

Lễ tạ ơn Thần rừng kết thúc trong tiếng cồng chiêng – một tài sản vô giá của người Tây Nguyên cùng với điệu múa xoang độc đáo của người Mạ.

 



Bài, ảnh: Hà Thảo
Ý kiến của bạn