Chuẩn bị đến hội.
Thầy cúng dùng tờ giấy trúc bọc lên chén nước, nếu nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép thần linh đã hiệu nghiệm. Đây cũng là lúc kết thúc lễ cầu mưa tốt đẹp...
Sau khi người trợ tá đã bày biện các vật cúng lễ lên bàn, thầy cúng kiểm tra lại một lần nữa và bắt đầu cúng.
Hàng năm, cứ đến lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm, người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo khu vực Mèo Vạc - Hà Giang lại bắt đầu cho Lễ hội Cầu mưa - Một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất của đồng bào.
Trống đồng là sản vật linh thiêng nhất được truyền từ đời này qua đời khác.
Ngay từ những ngày đầu trong tháng, người già trong bản đã bắt đầu rậm rịch chuẩn bị đồ tế lễ; các cô gái thì chuẩn bị những bộ váy, áo tươm tất, sặc sỡ nhất để khoác khoe sắc; Các chàng trai thì ý ới gọi nhau quét dọn khu vực mảnh đất rộng, bằng phẳng để chuẩn bị cho buổi lễ cầu mưa. Tất cả như hừng hực khí thế cho những ngày tôn nghiêm.
Đúng ngày, người dân trong bản đã chuẩn bị sẵn đồ lễ gồm: 1 con gà trống, 2 con chó, 1 thanh kiếm bằng gỗ hoặc sắt, 1 bát nước, 4 chén rượu, 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời, hương, vàng, giấy bạc.
Sau khi hoàn tất lễ cúng cầu mưa, thầy cúng cùng người dân đi mời rượu những hình nộm, tượng trưng cho các thần linh đang phù trợ cho người Lô Lô. Những chén rượu tràn đầy được nâng lên chúc tụng, những điệu hát vang xa ngất ngây cho một mùa mưa thuận, gió hòa....
Nhạc cụ không thể thiếu trong lễ cầu mưa của người Lô Lô là nhị và trống. Trống bao gồm 2 chiếc tượng trưng cho trống đực và trống cái. Ngoài ra còn có thêm một chiếc trống đồng, đây là báu vật linh thiêng được cha ông để lại, truyền từ đời này qua đời khác....
Buổi lễ bắt đầu, người trợ tá cho thầy cúng tiến hành cắt tiết chó, gà rồi để nguyên cả con trên một chiếc mẹt to. Sau khi chuẩn bị xong, thầy cúng bắt đầu mời thần linh của 4 phương trời về chứng giám buổi lễ cầu mưa của dân làng.
Khi đã mời các thần linh về chứng giám, thầy cúng thắp hương trên bàn thờ gia tiên, đặt chén nước, giấy trúc xuống góc nhà và bắt đầu cầu, khấn. Bài cầu khấn gửi tới các thần linh là phù hộ cho trời đất mưa thuận, gió hòa; mùa màng tươi tốt; cuộc sống của người dân ấm no, đầy đủ.
Các cô gái trong làng chỉnh sửa lại váy, áo cho lễ hội.
Bài khấn kết thúc cũng là lúc thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước, nếu nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép cũng như thần linh đã linh nghiệm và phù hộ. Sau cùng, thầy cúng đốt tờ giấy trúc với ý nghĩa gửi thần linh mang về để lưu lại.
Công cuộc lễ cúng đã hoàn tất, cũng là lúc dân làng quây quần quanh bàn lễ để múa hát, uống rượu. Các chàng trai, cô gái bắt đầu cất những bài hát ca ngợi tình yêu, quê hương, đất nước, hạnh phúc lứa đôi như: Hồ La Tế; Ta Sì Phua; Tế Phua...
Những chén rượu đầy được nâng lên chúc tụng, những điệu hát vang lên ngất ngây cả một góc bản. Lễ hội cứ kéo dài trong suốt 3 ngày trời như một bản tình ca sau một năm lao động mệt nhoài, vất vả...