Lao vú: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

08-04-2025 16:54 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp thường xảy ra độc lập với lao phổi. Lao vú thường gặp ở phụ nữ 19 – 45 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở và cho con bú.

Các thuốc điều trị lao vúCác thuốc điều trị lao vú

SKĐS - Lao vú (lao tuyến vú) để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi khuẩn lao vào đường máu gây lao màng não...

Lao vú nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi trùng lao vào đường máu và có thể gây lao màng não.

1. Nguyên nhân gây lao vú

Nguyên nhân lao vú do vi trùng lao tấn công vào mô tuyến vú, tại đây vi khuẩn lao sinh sôi và hình thành ổ bệnh. Bệnh lao vú thường gặp ở phụ nữ, chủ yếu ở người đã lập gia đình và đã sinh đẻ.

Bệnh lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp, xảy ra khi vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) xâm nhập và sinh sôi trong mô tuyến vú. Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ 19 - 45 tuổi, đặc biệt ở những người đang cho con bú. Giai đoạn này mô tuyến vú phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao tấn công. Mặc dù rất hiếm nhưng lao vú ở nam giới vẫn có thể xảy ra, chỉ chiếm khoảng 4% các trường hợp được ghi nhận.

Lao vú là một thể lao ngoài phổi hiếm gặp thường xảy ra độc lập với lao phổi. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại Anh năm 1829 bởi Ashey Cooper và được báo cáo vào năm 1952 bởi Mckeown và Wikinson với 2 dạng lao vú :

  • Nguyên phát: nhiễm trùng tại vú do trầy sước da hay qua ống dẫn sữa. Thể bệnh này rất hiếm, chẳng qua do không tìm thấy ổ bệnh thật.
  • Thứ phát: Bệnh xuất phát từ tổn thương lao ở nơi khác trong cơ thể.

Lao vú thường gặp ở phụ nữ 19 – 45 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở và cho con bú, do giai đoạn này tuyến vú rất phát triển tạo điều kiện cho vi khuẩn lao tấn công. Bệnh hiếm gặp ở đàn ông (4% các trường hợp).

Thường gặp nhất tổn thương một bên vú, ít gặp bệnh cả hai bên, tỷ lệ mắc lao vú bên phải và bên trái là như nhau.

Lao vú là thể lao hiếm gặp, chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở, biểu hiện bệnh không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vú như ung thư vú , áp xe vú ... Ảnh minh họa

Lao vú là thể lao hiếm gặp, chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở, biểu hiện bệnh không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vú như ung thư vú, áp xe vú...

2. Triệu chứng của lao vú

Bệnh lao vú là dạng lao ngoài phổi ít gặp, thường xảy ra ở phụ nữ 19 - 45 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và cho con bú, do mô tuyến vú phát triển nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Nam giới cũng có nguy cơ mắc lao vú nhưng tỷ lệ thấp hơn. Khi mắc lao vú thường có các biểu hiện sau:

  • Biểu hiện toàn thân: Sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, có thể kèm hạch nách, hạch cổ.
  • Biểu hiện tại vú: Thường thì bệnh nhân thấy đau vú, sờ thấy khối ở vú, biểu hiện viêm tấy hoặc áp xe vú tái đi tái lại tạo lỗ dò chảy dịch, loét da quanh vầng vú gây sẹo xơ biến dạng vú.
  • Bệnh có thể ho khạc đờm kéo dài nếu có lao phổi đi kèm.

Ngoài ra, dựa vào các đặc điểm lâm sàng, lao vú được chia làm 3 dạng gồm:

  • Dạng nốt: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 76,8% trường hợp mắc. Tổn thương dạng nốt biểu hiện bằng các khối sưng đa dạng kích thước, có hoặc không kèm theo hạch to.
  • Dạng lan tỏa: Chiếm 11.2% trường hợp lao vú. Dạng lan tỏa có xu hướng phát triển thành dạng nốt nếu không được điều trị. Tổn thương là khối u sưng đau, có thể lan rộng toàn bộ tuyến và dính vào da, kèm theo chảy máu, chảy mủ.
  • Dạng xơ cứng: Chiếm 1.4% trường hợp lao vú, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Cận lâm sàng chẩn đoán lao vú:

  • X-quang phổi: Phát hiện tổn thương lao phổi đi kèm, giúp củng cố chẩn đoán.
  • Siêu âm vú: Xét nghiệm rẻ tiền, dễ làm, giúp mô tả tổn thương rõ hơn. Tổn thương không đặc hiệu, đa phần là chẩn đoán áp xe vú, một số ít ung thư vú và rất ít nghĩ tới lao vú. Siêu âm hướng dẫn chọc hút bằng kim nhỏ chính xác hơn.
  • Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA vú): FNA có giá trị chẩn đoán cao trong chẩn đoán với viêm dạng hạt, chất hoại tử bã đậu, đại bào Langhans.
  • Sinh thiết vú + giải phẫu bệnh lý: Phát hiện nang lao.
  • Các xét nghiệm khác: IDR, hút dịch ổ áp xe ở vú soi tìm lao, PCR lao, nuôi cấy lao…

3. Lao vú có lây không?

Trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis là tác nhân gây bệnh lao nói chung và lao vú nói riêng. Thông thường phổi là cơ quan dễ nhiễm khuẩn lao nhất, nhưng chúng cũng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể (lao ngoài phổi), trong đó có bệnh lao vú.

Lao vú có thể bị lây qua các đường:

  • Vi khuẩn lao được hít vào phổi, qua đường máu tới vú.
  • Vi khuẩn lao lan ngược từ các hạch lympho bị lao ở nách, từ những ổ bệnh lao trong lồng ngực như phổi, màng phổi hay từ xương sườn.
  • Vi khuẩn lao xâm nhập do các vết trầy xước da và qua các lỗ ống sữa ở đầu vú.

Lứa tuổi dễ mắc nhất là từ 25 - 45 tuổi. Đây là độ tuổi sinh nở, cho con bú. Tuyến vú rất phát triển, cơ hội cho vi khuẩn lao dễ dàng tấn công.

4. Phòng ngừa lao vú

Một số biện pháp tích cực phòng ngừa lao vú chị em cần lưu ý sau:

  • Bảo vệ đường hô hấp, che chắn cẩn thận khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc gần với người nhiễm vi khuẩn lao.
  • Không nên mặc áo ngực quá chật trong thời gian dài, nhất là khi đang có những tổn thương, trầy xước, vết loét trên quầng vú.
  •  Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, vận động và nghỉ ngơi điều độ, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn về khối u vú, dù lành hay ác tính để sớm điều trị dứt điểm, ngăn ngừa các biến chứng về sau.

5. Điều trị lao vú

Lao vú chủ yếu điều trị bằng nội khoa: Điều trị với thuốc kháng lao đáp ứng tốt. Công thức điều trị như lao phổi.

Điều trị ngoại khoa: Chủ yếu là rạch dẫn lưu ổ áp xe, rạch xóa đường dò, bóc lấy khối u ở vú... Đối với những trường hợp này thường để lại tổn thương sẹo xấu co rút ở vú.

Về theo dõi điều trị: Bệnh nhân tái khám mỗi tháng nếu không có diễn tiến xấu. Siêu âm lại vú mỗi 3 tháng để đánh giá, xét nghiệm lại chức năng gan nếu có biểu hiện chán ăn, ăn uống không tiêu, vàng da vàng mắt...

Tóm lại: Lao vú là thể lao hiếm gặp, chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở, biểu hiện bệnh không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vú như ung thư vú, áp xe vú... Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng lao, nhưng để lại nhiều di chứng sẹo xấu co rút ở vú. Bệnh phát hiện sớm và điều trị tốt bởi các bác sĩ chuyên khoa lao sẽ giảm thiểu biến chứng này.

Mắc lao vú cần lưu ý gì trong tập luyện?Mắc lao vú cần lưu ý gì trong tập luyện?

SKĐS - Người bệnh lao vú cần được chăm sóc và nghỉ ngơi tốt. Việc thực hiện tập luyện đúng cách, phù hợp sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, thúc đẩy quá trình phục hồi...


BS. Nguyễn Thu Phương
Ý kiến của bạn