Lào Cai đẩy nhanh tiến độ trồng, chăm sóc cây dược liệu

20-09-2023 10:42 | Xã hội
google news

SKĐS - Năm 2023, các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa có kế hoạch trồng mới 890 ha cây dược liệu, trong đó trồng duy trì 564 ha, trồng mở rộng 326 ha.

Bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu SơnBảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu Sơn

SKĐS - Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nổi tiếng là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị được dân tộc Dao nơi đây lưu giữ.

Tại tỉnh Lào Cai, các loại cây dược liệu được đưa vào trồng là xuyên khung, đương quy, vân mộc hương, sả, gừng, cát cánh, chùa dù, tía tô, actiso, hoàng sin cô...

Đến nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đã trồng 477,3 ha, đạt 53,6% kế hoạch năm. Trong đó, trồng duy trì 419,1 ha, đạt 69,1% kế hoạch; trồng mở rộng 58,2 ha, đạt 14,7% kế hoạch.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng cây dược liệu của năm, các địa phương đang đôn đốc, hướng dẫn nông dân đẩy nhanh tiến độ làm đất và tiến hành trồng, chăm sóc đảm bảo trong thời vụ tốt nhất.

Lào Cai đẩy nhanh tiến độ trồng, chăm sóc cây dược liệu - Ảnh 2.

Việc khai thác cây dược liệu ngoài tự nhiên cần đảm bảo yếu tố bảo tồn và khai thác bền vững, song song với đó cần phát triển vùng trồng dược liệu.

Cây dược liệu là một trong những cây trồng hàng hóa chủ lực theo Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Do vậy, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương trong tỉnh quy hoạch vùng trồng, đồng thời hỗ trợ các hộ nông dân về giống, phân bón, kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện liên kết với nông dân sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Hiện, việc phát triển cây dược liệu được Lào Cai triển khai theo hướng bảo tồn và khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên và phát triển vùng trồng dược liệu. Địa phương cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng cụ thể một số khu vực rừng tự nhiên để xác định sự phân bố, trữ lượng, chủng loại một số loài dược liệu để xây dựng kế hoạch bảo tồn phù hợp.

Đồng thời, triển khai các quy định việc quản lý, bảo tồn, khai thác dược liệu dưới tán rừng để các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện. Việc khai thác của các đối tượng được cho phép (bao gồm chủ rừng, hộ nhận khoán, Nhân dân trong vùng…) phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí bền vững.

Xem thêm video được quan tâm:

'Thần Dược' Chữa Được Nhiều Bệnh, Mọc Đầy Ở Việt Nam Không Phải Ai Cũng Biết | SKĐS


Thành Long
Ý kiến của bạn