Làng trồng phật thủ chuẩn bị vào vụ Tết

17-12-2022 10:38 | Xã hội

SKĐS - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, khu vườn của chị Tuyết ở Hoài Đức, Hà Nội lại rộn ràng, nhộn nhịp người ra vào vì lúc này việc tiêu thụ phật thủ cũng rất sôi động. Năm nay các loại quả to, nhiều ngón vẫn là lựa chọn của nhiều người dân.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (sinh năm 1986), thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội từng làm kế toán 3 năm với mức lương ổn định, nhưng chị quyết định về làng gắn bó với nghề canh tác cây phật thủ bởi gia đình chị nhiều người gắn bó với nghề này, thu nhập khá ổn định. Khi thấy chồng quanh năm vất vả với nghề canh tác phật thủ, chị đã quyết định nghỉ công việc kế toán ổn định về chăm cây phật thủ cùng chồng, thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm..   

Chị Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ về nghề chăm cây phật thủ.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 2.

"Rất vô tình, cách đây 9 năm, khi đó tôi đang làm kế toán, anh chị trong nhà đều tiếp cận với nghề canh tác cây phật thủ từ những ngày đầu. Mới đầu tôi nghĩ rất vất vả, không có thu nhập cao, nhưng khi bắt tay vào làm, tôi đã thay đổi hẳn suy nghĩ. Kinh tế của các anh chị tôi khá ổn định nhờ việc trồng cây phật thủ. Lúc mới đầu làm, chồng tôi chọn 50 gốc phật thủ để nghiên cứu và học hỏi, sau hai năm thấy chồng ngày đêm vất vả với cây...., tôi quyết định từ bỏ công việc có thu nhập ổn định để cùng chồng chăm sóc vườn phật thủ của nhà"", chị Tuyết bộc bạch.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 3.

Thời gian đầu, tôi gặp khá nhiều khó khăn, bởi không có kiến thức về cách chăm sóc thứ cây “khó tính” này. Để chăm cây phật thủ cần đến sự tỉ mỉ và quanh năm phải chăm sóc chúng như con mọn, hơn nữa loại cây này phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu", chị Tuyết cho biết thêm.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 4.

Phật thủ đơm hoa kết trái quanh năm. Nhưng để có quả đẹp để phục vụ nhu cầu của người dân vào dịp lễ Tết, người trồng cây phải “ép” đúng thời điểm, theo kỹ thuật thì quả mới sai và đẹp.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 5.

"Một quả phật thủ đẹp phải là: to, tròn trái, các ngón của quả phật thủ phải đều, nhiều ngón, ngón to nhô lên, đường kính rộng thì mới đẹp. Giá mỗi quả phật thủ dịp giáp Tết dao động từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng", chị Tuyết nói.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 6.

Chị Tuyết cho hay, mỗi dịp tết đến xuân về là dịp chúng tôi bận rộn nhất vì lúc này việc tiêu thụ phật thủ rất sôi động. Năm nay các loại quả to, nhiều ngón vẫn là lựa chọn của nhiều người dân.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 7.

"Những ngày đầu, hai vợ chồng chưa có kinh nghiệm nên mất rất nhiều thời gian chăm bẵm, được sự hỗ trợ từ các anh chị trong gia đình, đến nay, với 9 năm trong nghề canh tác cây phật thủ, gia đình tôi thu về khoảng 500 triệu đồng vào mỗi dịp tết.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 8.

Phật thủ là biểu tượng của sự bình an. Khi chín, phật thủ mang hương thơm dịu nhẹ nên rất được ưa chuộng trong ngày đầu xuân năm mới. Những quả to, hội tụ đủ các yếu tố "thịnh - suy - vi - thái" theo tín ngưỡng của dân gian thường có giá bán khá cao. Nếu thời tiết thuận lợi, cộng với việc người trồng có tay nghề cao, nắm vững kỹ thuật tạo hình thì sẽ cho ra những quả phật thủ có giá tiền triệu.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 9.

Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 10.

Theo người dân trong làng, nghề trồng phật thủ ở đây đã gắn bó với người dân đã hơn 20 năm, việc canh tác cây phật thủ ở Đắc Sở đã trở nên phổ biến, là nơi cung cấp đi khắp cả nước, nhất là dịp Tết đến, Xuân về.

Bỏ nghề kế toán, cô gái 8X về chăm phật thủ cùng chồng - Ảnh 11.

Phật thủ không chỉ xuất hiện trên mâm ngũ quả trong ngày tết, hiện nay quả phật thủ có một thị trường lớn bởi những nhà nghiên cứu đã ép ra tinh dầu của phật thủ. "Phật thủ được các chủ lò sấy trong làng thu mua quanh năm để chế biến tinh dầu, dầu gội đầu hương phật thủ, nước hoa hương phật thủ... Đến nay, phật thủ Đắc Sở đã trở thành nguồn thu nhập chính của hơn 90% hộ dân nơi đây. chị Tuyết chho biết thêm.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn