Lắng nghe tiếng nói từ bên trong

30-11-2022 18:33 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Bạn có biết một người Thầy vô cùng vĩ đại nằm ngay bên trong mình không? Người Thầy ấy luôn ở bên trong bạn, luôn sẵn sàng cho bạn câu trả lời nhưng để tiếp cận được với người Thầy đó đòi hỏi bạn phải có quá trình làm quen và rèn luyện! Đó là "Lắng nghe trực giác".

Vậy "Lắng nghe trực giác" là gì? Đó là một loại trí tuệ nằm ngay bên trong mỗi con người, là tiếng nói của cơ thể, tiếng nói đó nằm sâu thẳm trong tâm hồn, đó là cảm giác đúng hay sai về một điều gì đó mà bạn không cần phải suy nghĩ hay phân tích nó?

Khi bạn học cách lắng nghe trực giác của mình điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các quyết định về cuộc sống, các mối quan hệ, cơ hội việc làm, cách ăn uống hoặc thậm chí cách bạn chi tiêu và quản lý tiền bạc.

Trực giác là gì và tại sao bạn có thể tin tưởng nó?

Theo tâm lý học ngày nay (Psychology today), trực giác có xu hướng phát sinh một cách toàn diện và nhanh chóng mà không cần nhận thức về quá trình xử lý tinh thần. Các nhà khoa học đã nhiều lần chứng minh làm thế nào để thông tin có thể đi vào trong não mà không cần nhận thức có ý thức, làm thế nào điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định và các hành vi.

Khi bạn học cách lắng nghe trực giác của mình điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các quyết định về cuộc sống. Ảnh minh hoạ

Khi bạn học cách lắng nghe trực giác của mình điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các quyết định về cuộc sống. Ảnh minh hoạ

Bạn cảm thấy trực giác của mình giống như một linh cảm, nó dựa trên sự kết hợp những kinh nghiệm của bạn trong quá khứ với những gì đang diễn ra. Trực giác là một phần con người của bạn. Bạn càng học cách lắng nghe cơ thể mình, bạn càng dễ dàng đưa ra quyết định, dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, bạn có thể tin tưởng vào trực giác của mình, nhưng đa số mọi người cần thực hành để hiểu được những thông điệp từ bên trong.

Trực giác không chỉ kiểm soát bản năng sinh tồn của con người, mà ta có thể coi nó giống như một người bạn thân luôn quan tâm đến ta. Nếu bạn từng cảm thấy khó chịu hoặc ghê sợ về điều gì đó, thì những cảm giác bất an đó chính là dấu hiệu từ 'người bạn thân' của mình, vì vậy đừng bỏ qua chúng!

Tâm trí trực giác là một khả năng mạnh mẽ của con người. Nó có thể giống như giác quan thứ sáu và thường xuất hiện dưới dạng hình ảnh, suy nghĩ hoặc cảm giác rõ ràng sau khi thực tế xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể khó hiểu nếu không thực hành để nhận biết nó.

Mặc dù cảm giác trực giác đôi khi có thể sai (chúng ta sẽ nói về điều đó sau đây), nhưng chúng giống như sứ giả – luôn cung cấp thông tin cần thiết. Và nếu bạn không lắng nghe cơ thể mình khi bị đe dọa hoặc không thoải mái hoặc ngược lại, khi khao khát điều gì đó và quá phấn khích, bạn có thể phải vật lộn với những hậu quả sau này.

Hãy lắng nghe ý thức của bạn trước

Tất cả chúng ta đều biết tâm trí nó ồn ào và náo nhiệt như thế nào. Một khởi đầu tuyệt vời để học cách lắng nghe trực giác là lắng nghe cơ thể, nhận biết tất cả những cảm giác, mong muốn và ham muốn của mình cho đến khi nó trở nên là một việc làm quen thuộc. Sau đây là một số gợi ý giúp làm bạn với nội tâm của mình:

Chọn một không gian yên tĩnh, an toàn và ngồi nhắm mắt lại, có thể 5 phút hoặc lâu hơn. Đưa tâm trí trở về với hiện tại, ghi nhận mọi cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ nổi lên trong cơ thể, tâm trí. Nếu có thể thì gọi tên những cảm giác, cảm xúc đó, hãy tự đặt câu hỏi cho mình câu hỏi, tại sao lại có những phản ứng cảm xúc này? Hãy để chúng tự nhiên xuất hiện, nắm bắt những cảm xúc tích cực và tìm cách giải phóng những cảm xúc tiêu cực.

Hoặc, bạn có thể viết ra tất cả những suy nghĩ, cảm xúc đang hiện diện trên cơ thể mình, bất kể nó là gì. Sau đó tự hỏi: bạn cảm thấy thế nào? Viết nó xuống. Tại sao bạn cảm thấy như vậy? Viết nó xuống. Có bất cứ điều gì tích cực về những cảm xúc? Hãy ghi lại điều đó.

Hoặc bạn cũng có thể dành ra 30 phút đến 1 giờ đi tản bộ dưới không gian cây xanh, thư giãn và thả lỏng tâm trí, cơ thể. Tương tự như việc ngồi thiền hay viết cảm nhận, ghi nhận lại những cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ nổi lên.

Học cách hòa hợp hơn với cơ thể và cảm xúc của mình có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng rất đáng để nỗ lực nếu bạn biết đến kết quả tích cực tuyệt vời của nó.

Hãy nghĩ về lần cuối cùng mà bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn trong khi tâm trạng không tốt hoặc có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn đã lựa chọn đúng hay không đúng? Lúc ấy tâm trí của bạn có khó tập trung không?

Chúng ta ai cũng muốn đưa ra quyết định đúng đắn, vì vậy cần phải học cách để làm được điều đó. Trong bài viết này phần dưới đây sẽ giới thiệu với bạn một số cách để thực hành!

Tạo mối quan hệ lành mạnh với chính mình là khởi đầu của một cuộc sống thực sự lành mạnh.

Cần trở nên thân thuộc với tiềm thức của mình

Cách tốt nhất để rèn luyện khả năng lắng nghe trực giác là cần học cách giao tiếp với cơ thể của mình. Đó là việc hiểu những gì mà trực giác đang cố gắng nói với bạn và cũng hiểu cảm giác của bạn trong thời điểm đó. Khi bạn trải qua những cảm giác như đói hoặc tức giận, hãy nghĩ xem tại sao bạn lại cảm thấy như vậy? Điều gì đã khơi dậy cơn đói hoặc sự tức giận của bạn và đâu là nguyên nhân? Cố gắng hết sức để đào sâu vào chiều sâu của bạn và tìm câu trả lời xác thực.

Bằng cách hiểu trực giác của mình và tự nhận thức được cách nó hoạt động, bạn sẽ học cách tin tưởng vào những gì trực giác nói với mình và kiểm soát tốt hơn các phản ứng của cảm xúc. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, trực giác là một phần bản năng sinh tồn của con người. Một số người gọi trực giác là 'bộ não thứ hai'. Tuy nhiên, cũng giống như việc suy nghĩ thấu đáo các phản ứng ban đầu trước khi hành động bằng 'bộ não thứ nhất', bạn cũng nên làm điều tương tự với 'bộ não thứ hai' của mình. Vì vậy, đôi khi bạn cần cảm ơn cơ thể mình vì đã lên tiếng, nhưng cũng hãy cho bản thân biết rằng bạn sẽ ổn. Đó là một cuộc trò chuyện hai chiều.

Trực giác có thể giúp bạn khám phá cảm xúc và mong muốn thực sự của mình. Bạn càng hòa hợp với nó, bạn sẽ càng làm tốt hơn. Học cách giao tiếp với trực giác, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái với chính mình hơn bao giờ hết!

Lắng nghe tiếng nói từ bên trong - Ảnh 3.

Cho phép trí tuệ bên trong dẫn dắt bạn

Lúc đầu, bạn có thể thấy hơi ngần ngại khi tạm ngưng thói quen phân tích vấn đề và cho phép tiếng nói trực giác của mình được phát huy. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng chống lại hoặc phớt lờ trực giác có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho bạn. Cơ thể bạn cảm nhận được điều gì đó quen thuộc - tốt hay xấu - và đưa ra tín hiệu để phản ứng. Bạn có thể lựa chọn, hoặc là bỏ qua hoặc hoặc đi theo linh cảm đó. Tất nhiên, sự lựa chọn nào đúng sẽ phụ thuộc vào tình huống, bạn có thể thực hành để tìm ra đáp án.

Nhưng bạn có biết rằng đường ruột còn được gọi là "bộ não thứ hai" vì cách nó xử lý thông tin không? Nó chứa hơn 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn ít nhất hai lần so với tủy sống. Khả năng xử lý thông tin cho phép ruột kết nối suy nghĩ và cảm xúc theo cách mà cơ thể bạn cảm nhận được. Hãy nghĩ về 'cơn đau thắt ruột' nó được kích hoạt bởi đường ruột tuyệt vời đó của bạn!

Vì vậy, khi bạn trở nên hòa hợp với suy nghĩ và cảm xúc có ý thức của mình, bạn sẽ thấy mình cũng trở nên hòa hợp hơn với những cảm xúc và cảm giác vô thức. Điều này sẽ dẫn đến những quyết định sáng suốt hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và bạn sẽ cảm thấy tự tin khi lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.

Bạn sẽ để trực giác giúp mình chứ?

Tất cả chúng ta đều có tiếng nói bên trong, nhưng không phải ai cũng lắng nghe. Và nếu bạn không biết cách nghe nó, hãy áp dụng và thực hành các kỹ thuật được đề cập ở trên. Một khi bạn hiểu rõ trực giác của mình và làm theo, bạn sẽ thấy cả một thế giới khả năng mới mở ra trước mắt mình. Các quyết định sẽ không khó khăn như trước nữa. Bạn sẽ tự tin hơn vì hiểu bản thân mình hơn và biết tại sao bạn muốn những thứ đó. Nhờ vậy, bạn sẽ tiến gần hơn đến một cuộc sống tốt đẹp và có thể giao tiếp tốt hơn với những người xung quanh.

Nhiều người đã có trải nghiệm như vậy và chia sẻ với mình rồi, bản thân mình cũng nằm trong số đó. Khi nào bạn cảm thấy bối rối để đưa ra quyết định, hãy thử ngồi thiền hoặc đi tản bộ, thử xem có ý tưởng gì hay đến với mình không nhé?

Xem thêm video được quan tâm

Những bệnh dịch chết người từng ‘biến mất không dấu vết’ | SKĐS


Bs. Phạm Thị Vân Ngọc
(Trung tâm Phát hiện sớm ung thư và Chăm sóc giảm nhẹ DECA Care)
Ý kiến của bạn