Làng nghề Hà Nội, nhiều nơi lao đao vì dịch COVID-19

21-08-2021 16:52 | Thị trường

SKĐS - Dịch COVID-19 khiến nhiều nhiều làng nghề bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện, nhiều nơi đã tăng cường chống dịch và vượt khó trong đại dịch, từng bước phục hồi khi dịch qua đi.

Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tại nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội phải tạm đóng cửa và cho thợ nghỉ việc. Trước thực trạng này, nhiều nơi đã tăng cường công tác phòng dịch và vượt khó, duy trì hoạt động trong đại dịch để tồn tại và từng bước phục hồi khi dịch qua đi.

Nhiều cơ sở đóng cửa, thợ nghỉ việc

Làng nghề truyền thống thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái (H. Thường Tín) có lịch sử lâu đời và nổi tiếng gần xa, sang tận Âu Mỹ với các sản phẩm sơn mài bóng, bền, thẩm mỹ là vậy. 

Nhưng thời gian gần đây, từ một làng nghề vốn sôi động ngày đêm với các đơn hàng phục vụ trong nước và xuất khẩu thì khi dịch COVID-19 xuất hiện, đặc biệt từ đợt dịch lần thứ tư trở lại đây, Hạ Thái rơi vào tình trạng sản xuất ảm đạm và đình trệ. Các đối tác ngừng nhập hàng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, nhiều cơ sở sản xuất tạm đóng cửa, thu hẹp hoạt động và cho thợ nghỉ việc. 

Có mặt tại một doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng sơn mài tại thôn Hạ Thái, theo quan sát của chúng tôi, với nhà xưởng khá khang trang, rộng rãi nhưng bên trong khá vắng vẻ và yên tĩnh. Chỉ có vài công nhân, mỗi người một khu vực đang lẳng lặng làm các công việc của mình.

Nhà xưởng khá khang trang, rộng rãi nhưng bên trong vắng vẻ và yên tĩnh.

Nhà xưởng khá khang trang, rộng rãi nhưng bên trong vắng vẻ và yên tĩnh.

Một người đang pha sơn, cho biết: Hiện nay nhiều người làm đã tạm nghỉ việc, chỉ còn mình và một số công nhân khác vẫn ở lại hoàn thiện nốt các công đoạn. Nhưng từ khi giãn cách xã hội, không về nhà nữa mà ăn ở, ngủ nghỉ và làm việc luôn tại xưởng.

Trong không gian vắng lặng, người thợ đang lẳng lặng làm công việc của minh.

Trong không gian vắng lặng, người thợ đang lẳng lặng làm công việc của minh.

Anh Trần Quốc Toản, Giám đốc doanh nghiệp này cho biết: Đơn vị đã cho 12 người nghỉ việc, chủ yếu là khối văn phòng, hiện chỉ còn 8 người làm việc tại đây theo phương án "3 tại chỗ" để đảm bảo giãn cách xã hội

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất của công ty. Đặc biệt làm đứt gãy nguồn cung của các nhà cung cấp, rồi các vấn đề giao thương nội địa, đi lại, chuyển hàng ra cảng… gặp khó khăn. Muốn đảm bảo mục tiêu kép, bên cạnh công tác phòng chống dịch COVID-19 thì nguyên liệu sản xuất cũng cần là mặt hàng thiết yếu được lưu thông. Doanh nghiệp thiếu nguồn cung rất khó hoạt động.

Anh Trần Quốc Toản, giám đốc doanh nghiệp này cho biết: do dịch COVID-19, đơn vị đã cho nghỉ việc 12 người, hiện chỉ còn 8 người làm việc.

Do dịch COVID-19, đơn vị của anh Toản đã cho nghỉ việc 12 người, hiện chỉ còn 8 người làm việc.

Ông Ngô Đình Tiến, Chủ tịch xã Duyên Thái, cho biết: Trước dịch COVID-19, tại địa bàn có 2 doanh nghiệp lớn và khoảng 40 cơ sở nhỏ (hộ gia đình gia công, sản xuất theo công đoạn…) hoạt động nghề sơn mài, nay chỉ khoảng 10 cơ sở hoạt động cầm chừng, nhúc nhắc tồn tại.

Tương tự, tình trạng ảm đạm, sản xuất ngưng trệ cũng diễn ra tại làng nghể Nhị Khê (xã Nhị Khê, H. Thường Tín). Theo quan sát, hai bên đường chạy dọc thôn Nhị Khê (nơi có hàng trăm hộ dân kinh doanh, lao động, tham gia các công đoạn làm đồ thủ công mỹ nghệ) các cửa hàng, hộ dân đã đồng loạt đóng cửa, đường vắng bóng người, im lìm và khá trầm lắng.

Tại thôn NHị Khê (H. Thường Tín), hai bên đường vắng vẻ, đìu hiu không có bóng người và hoạt động giao thương nhộn nhịp như trước dịch COVID-19.

Tại thôn Nhị Khê (H. Thường Tín), hai bên đường vắng vẻ, đìu hiu không có bóng người và hoạt động giao thương nhộn nhịp như trước dịch COVID-19 cũng không còn.

Máy móc nhà ông Lều Thọ Quyên - một hộ dân làng nghề Nhị Khê, từ lâu đã im lìm, ngừng hoạt động.

Máy móc nhà ông Lều Thọ Quyên - một hộ dân làng nghề Nhị Khê, từ lâu đã im lìm, ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Viết Bình, Chủ tịch xã Nhị Khê, cho biết: Xã có ba làng nghề truyền thống, hai làng làm đồ tiểu thủ công mỹ nghệ với qui mô lến đến vài trăm hộ và một làng làm bánh dày với thương hiệu nổi tiếng "bánh dày Quán Gánh". Trong tình hình dịch COVID- 19 phức tạp hiện nay, làng làm bánh dày đã ngừng hoạt động, còn hai làng kia, một nửa số hộ ngừng hoạt động, nửa còn lại vẫn túc tắc hoạt động…     

Phòng dịch COVID-19 trước, phục hồi sau

Hiên nay, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo mục tiêu kép, chính quyền địa phương vẫn hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở sản xuất tiếp tục duy trì các hoạt động, thông qua việc hỗ trợ các thủ tục hành chính, cấp giấy đi đường… cho người dân nhanh gọn. 

Tuy nhiên, việc hoạt động của các cơ sở này phải đảm bảo chấp hành nghiêm các qui định của thành phố về công tác phòng chống dịch COVID- 19 và khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Đối với các cơ sở hoạt động theo qui mô doanh nghiệp, bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu trên còn phải có phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo "3 tại chỗ", không gây ô nhiễm… và được chính quyền cấp huyện phê duyệt mới được hoạt động.

Để bảo vệ làng nghề, ngăn ngừa dịch COVID -19 xâm nhập lây lan, chính quyền và người dân đã cùng đồng lòng lập ra hàng loạt chốt cứng, mềm và vùng xanh, nhằm đảm bảo việc giãn cách giữa làng với làng, thôn với thôn…

Theo đó, xã Duyên Thái đã lập ra 5 chốt mềm, 20 chốt cứng và 30 chốt vùng xanh. Xã Nhị Khê có 6 chốt mềm, 23 chốt cứng và nhiều chốt vùng xanh.

Một chốt cứng tại xã Duyên Thái.

Một chốt cứng tại xã Duyên Thái.

Làng nghề Hà Nội, nhiêu nơi lao đao vì dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Một chốt cứng khác tại xã Nhị Khê.

Ông Tiến, cho biết: Kinh nghiệm vượt qua khó khăn từ những đợt dịch trước đã cho các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề Sơn Mài nói riêng và làng nghề truyền thống ở Hà Nội nói chung nhiều kinh nghiệm quý. Muốn phát triển sản xuất thì yếu tố then chốt vẫn là sức khỏe con người và muốn đảm bảo được sức khỏe con người thì trước tiên phải thực hiện tốt công tác phòng chống dịch

Việc thực hiện mục tiêu kép trong thời điểm hiện tại và phục hồi làng nghề khi hết dịch COVID-19 là xu hướng tất yếu mà từ doanh nghiệp lớn đến các cơ sở nhỏ lẻ đều phải thực hiện tốt.

Video các làng nghề Thường Tín vất vả chống dịch COVID-19.

Phú Linh
Ý kiến của bạn