Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10

19-10-2024 09:18 | Xã hội

SKĐS - Bão khi bão số 3 đi qua, thủ phủ hoa hồng Hà Nội (huyện Mê Linh, Hà Nội) vắng vẻ, đìu hiu, người nông dân thậm chí thiếu hoa để bán vào dịp 20/10.

Hà Nội đề xuất chính sách đặc thù để hỗ trợ nông dân mất đào, quất do bão số 3Hà Nội đề xuất chính sách đặc thù để hỗ trợ nông dân mất đào, quất do bão số 3

SKĐS - Thảo luận về Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024, đại biểu HĐND quận Tây Hồ đã đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân trồng đào, quất trên địa bàn.

Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng gần 30 km, làng hoa Mê Linh được mệnh danh là Thủ phủ hoa của Hà Nội. Hằng năm, cứ đến dịp 20/10, nơi đây thường nhộn nhịp với cảnh thu hoạch hoa và thương lái đến nhập hàng. Tuy nhiên, năm nay không khí lại trở nên ảm đạm, vắng lặng.

Người dân tại đây cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3 và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, năm nay những cánh đồng hoa hồng đều rơi vào tình trạng không nở, nhiều cành chết khô... người dân phải đi "mót" hoa để bán.

"Như mọi năm, cận dịp 20/10 người nông dân không ngơi tay đi cắt để bán, thế nhưng năm nay số hoa còn lại rất ít. Như hiện tại, tôi phải cố đi vớt vát từ 2 cánh đồng hoa, được chút nào hay chút nấy. Giá hiện tại tôi đang bán là khoảng 3.000 đồng/bông", 1 người dân chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Tuyền, người trồng hoa gần 20 năm tại làng hoa Mê Linh chia sẻ, năm ngoái hoa hồng có giá từ xấp xỉ 5.000 đồng/bông, giúp cô thu về lãi gần 20 triệu đồng bán vào dịp 20/10. Tuy nhiên, năm nay tình hình khó khăn hơn rất nhiều, sau bão, toàn bộ ruộng hoa của cô bị hỏng, phải trồng lại, không kịp thu hoạch.

Ghi nhận của PV trước ngày 20/10, tại nhiều ruộng hoa ở xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội), khung cảnh vắng vẻ khi chỉ có rất ít người ra ruộng thu hoạch hoa. Nhiều ruộng hoa thậm chí bỏ trống, trong khi người dân chỉ ra đồng để phun thuốc chăm sóc cây, thay vì chuẩn bị hoa cho ngày Phụ nữ Việt Nam như mọi năm.

Một số hình ảnh tại làng hoa lớn nhất Hà Nội trước ngày 20/10:

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 2.

Do ảnh hưởng của bão số 3 nên hầu hết các ruộng hoa hồng tại Mê Linh đã bị chết, những cây còn sống thì rất khó phát triển, hoa không nở… Nhiều ruộng phải trồng lại toàn bộ.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 3.
Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 4.
Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 5.

Người nông dân nhận định hoa năm nay rất nhỏ do ngập nước quá lâu nên không phát triển, khó mà bán được. Lứa hoa mới trồng, nếu may mắn không gặp bão hay thiên tai, thì có lẽ sẽ kịp bán vào dịp Tết 2025, chứ không kịp bán cho 20/10.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 6.

Dù có hàng trăm gốc hoa nhưng người dân chỉ thu về được vài chục bông hồng đạt chất lượng.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 7.

Đa phần hoa trên ruộng đều không nở, người dân có nguy cơ trồng lại toàn bộ.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 8.

Người nông dân phải chăm sóc cây và khôi phục vườn hoa.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 9.

Người nông dân trồng hoa năm nay phải mất thêm tiền để chăm sóc, phục hồi hoa chuẩn bị cho dịp 20/11 và dịp Tết năm 2025.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 10.
Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 11.
Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 12.

Khung cảnh đìu hiu của các thương lái tại khu chợ buôn bán hoa tại Mê Linh.

Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 13.
Làng hoa lớn nhất Hà Nội đìu hiu, phải ‘mót’ hoa bán dịp 20/10- Ảnh 14.

Giá hoa hồng hiện tại ở làng hoa Mê Linh dao động từ 3.500 đến 4.000 đồng/bông (giá bắt đầu tăng do gần ngày 20/11). Tuy nhiên các thương lái nhận định nguồn cung sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường hay so với năm trước cung giảm đáng kể.

Căn cứ vào nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tại khoản 6, điều 5 có nêu: Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa đưa trong quy định tại điều 1,2,3,4, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và nhu cầu của địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Cũng liên quan đến việc hỗ trợ người nông dân sau thiên tai, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, theo chương trình hỗ trợ của Nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì các địa phương đều khó khăn vì mức hỗ trợ thấp. Vì mức giá thấp nên Sở đã cùng các ngành, chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục ngay. Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội triển khai 5 giải pháp đồng bộ, trong đó có những nội dung hỗ trợ trực tiếp, có những nội dung tạo điều kiện để có giải pháp.

UBND Thành phố Hà Nội cũng đã có 5 quyết định hỗ trợ các địa phương ngay với số tiền 220 tỷ đồng; bổ sung ngay 1.200 tỷ đồng cho 4 quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ Hội Nông dân, quỹ Khuyến nông, quỹ của Liên minh Hợp tác xã để cho vay...

Xem thêm video được quan tâm:

Cát Bà, Hải Phòng xơ xác sau bão số 3.

Thành Long
Ý kiến của bạn