Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết

08-01-2025 12:26 | Xã hội

SKĐS - Giáp Tết, người dân làng bánh đa truyền thống Đông Nhật ở Nghệ An thức dậy từ 3 - 4h sáng hàng ngày, tranh thủ những ngày nắng to mang bánh ra phơi để kịp bán.

Những ngày đầu tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), không khí làm việc tại làng bánh đa truyền thống Đông Nhật (xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vô cùng tất bật. Những lò bánh đỏ lửa, hoạt động hết công suất, "chạy đua" với thời gian để có sản phẩm cung ứng ra thị trường dịp Tết Nguyên đán.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 1.

Làng bánh tráng truyền thống Đông Nhật đang "chạy đua" vào vụ Tết. Mặc dù bánh đa được sản xuất quanh năm, nhưng vào dịp Tết, đơn đặt hàng tăng cao, khiến người dân phải tăng ca để kịp cung ứng.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 2.

Chị Bạch Thị Yến (52 tuổi, trú xóm 6, xã Châu Nhân) cho hay, làm bánh đa có nhiều công đoạn, nhưng phơi bánh là khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Tùy theo nhiệt độ, người làm nghề căn khoảng thời gian phù hợp để bánh đủ độ khô, không quá giòn.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 3.

Anh Đinh Văn Cường (55 tuổi, trú xóm 6, xã Châu Nhân) cho hay, ngày trước, gia đình làm bằng thủ công, vừa cực khổ nhưng ngày lời lãi chẳng được bao nhiêu. Nay anh mạnh dạn chi cả trăm triệu đồng đầu tư dây chuyền làm bánh, năng suất rất cao. Tuy nhiên, để có bột tráng bánh, từ chiều hôm trước gia đình anh đã lo ngâm gạo, 3-4h sáng hôm sau thức dậy xay bột.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 4.

"Dịp Tết, đơn hàng tăng gấp 3 lần ngày thường nên phải tăng ca sản xuất. Mỗi ngày gia đình tôi tráng khoảng 2 tạ gạo được hơn 3.000 chiếc bánh đa. Dây chuyền sản xuất có hai người chuyên bám máy để lấy bánh, rải bánh lên phên và hai người chuyên chở bánh đi phơi", anh Cường chia sẻ.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 5.

Đơn hàng tăng gấp 3, người dân làng bánh đa 'chạy đua' với Tết để kịp có hàng bán ra thị trường. Bánh sau khi phơi đủ nắng sẽ được gom lại và đưa về nhà, đóng thành từng tệp để bán. Hàng làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 6.

"Những ngày nắng, bánh đa chỉ cần phơi 2 giờ đồng hồ là có thể thu cất, còn mùa đông phải phơi khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Trời càng nắng, bánh đa sẽ càng nhanh khô và sẽ thơm ngon hơn. Dịp Tết, số lượng bánh đa làm ra không đủ bán. Bánh đa được tiêu thụ rộng khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh", chị Yến nói.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 7.

Tranh thủ ngày nắng, người dân làng nghề tăng tốc làm bánh.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 8.

Theo anh Cường, bánh đa ở đây được làm từ gạo, vừng đen, có hình vuông và được phơi trên những tấm phên tre truyền thống. Gạo làm bánh sẽ được ngâm vào tối hôm trước, xay hoàn chỉnh. Khoảng 4 giờ sáng, cả nhà bắt tay vào tráng bánh.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 9.

Trong quá trình phơi, người dân phải canh bánh thường xuyên, căn giờ thu cất hợp lý, không để bánh phơi quá lâu sẽ cứng, cong, khó xếp, khó nướng.

Làng bánh đa rộn ràng từ 3h sáng, 'chạy đua' vào vụ Tết- Ảnh 10.

Theo người dân làng Đông Nhật, bánh tráng ở làng được khách hàng rất chuộng, nhu cầu rất lớn, đặc biệt là những bạn hàng rất cần vào dịp Tết. "Khách hàng địa phương mua cũng nhiều, trong khi bạn hàng thân quen đặt, nhưng cũng không đủ sức mà làm", chị Yến nói.

Làng nghề hoa giấy Tân Dương chuẩn bị hàng triệu chậu hoa phục vụ TếtLàng nghề hoa giấy Tân Dương chuẩn bị hàng triệu chậu hoa phục vụ Tết

Chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nông dân ở làng nghề hoa giấy Tân Dương, thuộc ấp Tân Thuận A và Tân Thuận B, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang tất bật chuẩn bị sản phẩm phục vụ thị trường.

Gia Minh
Ý kiến của bạn