Khác với miền Nam, chỉ đến Tết Trung thu hay lễ hội lớn thì những đội múa lân - múa rồng ở miền Bắc mới có dịp để khoe tài.
Nếu các đội Lân - Sư - Rồng ở miền Nam thường sử dụng những động tác mạnh mẽ, khoáng đạt để thu hút người xem thì ở miền Bắc, những động tác chủ đạo nhẹ nhàng, uyển chuyển và đầy tinh thần thượng võ lại là bí quyết để hấp dẫn mọi khán giả.
Múa lân - múa sư tử hấp dẫn cả người lớn và trẻ em. (Ảnh: Gia Linh) |
Đó là chưa kể đến việc tất thảy mặt nạ, hình nộm, hình thêu trên lưng sư tử, lưng con lân đều đòi hỏi ở người thợ một sự khéo léo, tỉ mỉ cần thiết nên nếu làm vội, dùng “hàng chợ” thì dù đội múa có khéo đến đâu cũng rất dễ bị người xem tinh ý…phách vị ra nhược điểm”.
Một thợ múa lân lâu năm khác lại khẳng định: “Nếu chỉ là đội múa nghiệp dư (đa phần các đội múa ở Hà Nội đều…nghiệp dư) thì khi biểu diễn rất dễ bị lẫn lộn giữa múa sư tử và múa lân. Bởi lẽ, đã gọi là múa sư tử thì đầu sư phải có tai, còn múa lân thì đầu lân phải có sừng. Ngoài ra, hoa văn và họa tiết trang trí trên đầu lân, đầu sư tử cũng phải khác nhau và khi múa phải mô phỏng thật sinh động được động tác của từng loài linh vật này. Thế nhưng do không đủ tiềm lực để duy trì luyện tập ổn định nên ở Hà Nội hiếm có đội múa nào đạt được tới đẳng cấp đó”.
"Thượngsơn hái lộc".(Ảnh: Gia Linh) |
Tết Trung thu càng đến gần, không khí luyện tập của các đội múa lân - múa sư tử ở Hà Nội càng náo nức luyện tập. Cho dù đã căng thêm nhiều đèn lồng, hè phố đã nhường chỗ cho những của hàng buôn bán nhưng không vì thế mà phố Hàng Mã vắng đi tiếng trống phách gọi trăng. Thế nhưng…Tiếng trống nghe ngày càng nặng, nhịp phách lúc lạc lúc chênh…
Ông Định - một người dân phố Hàng Mã kể: “Trước ở phố này có đến mấy đội múa sư tử - múa lân, cứ hễ gần đến Trung thu là cả phố lại rộng ràng trống phách. Thế nhưng tiếng trống mỗi năm lại một ít đi, giờ chỉ còn vài cậu “ham vui” là còn hướng dẫn bọn trẻ tập luyện thôi”.
Anh Trường - người từng là “thợ múa lân” ở làng Triều Khúc phân trần, cũng yêu tiếng trống phách lắm chứ, nhưng mà trống phách “hụt hơi” mất rồi, chẳng nuôi được bản thân nên đành gói đồ bỏ lên gác xép làm kỷ niệm bởi “cái nghề” chẳng thể nuôi được bản thân mình thì nói gì đến nuôi sống vợ con?
Tối tối, trên đoạn đường vắng, tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng người cười nói cùng những động tác múa - vờn đẹp như…phim khiến nhiều khách qua đường cũng phải tò mò. Người nhiều thời gian thì dựng xe lên vỉa hè để xem, người còn bận việc cũng cố ngoái lại ngó một tí rồi khen: “Đẹp thật! Thế mới gọi là múa lân chứ”.
Vẫn còn nhiều người "say" múa lân - múa sư tử. (Ảnh: Gia Linh) |
Đang nói dở, thấy môn sinh tập tành chưa chuẩn theo nhịp trống phách, anh Huy vội quay sang uốn nắn từng tư thế, làm mẫu từng động tác một cách say sưa. Xong việc, anh quay lại kể tiếp: “Mê mải với sư tử thế mà để có được cái đầu sư tử đầu tiên, tôi phải nhờ anh bạn cất công sang tận Phật Sơn, Trung Quốc đặt làm và về đấy”
Đó là chưa nói đến chuyện biểu diễn trên Mai Hoa Thung, cột càng cao, trình độ của người biểu diễn càng điêu luyện. Chỉ có điều là để biểu diễn được trên hàng cọc chênh vênh, người biểu diễn không những cần phải phối hợp cực kì ăn ý, chính xác, cần đến sự dẻo dai, mà còn cần đến một chút “máu liều” và tình yêu với “cái nghề”.
“Học múa lân, lũ trẻ nhà tôi khỏe mạnh, chăm học và ít la cà quán xá chơi điện tử hẳn, nhưng quan trọng là chúng biết đoàn kết, biết sống với nhau tình nghĩa hơn. Với bọn trẻ thời nay, để có được những điều đó không phải là đơn giản nên vợ chồng tôi hoàn toàn ủng hộ việc cho trẻ học múa lân” - Chị Hạnh Minh ở phố Vạn Bảo khẳng định…