Lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc từ tế bào da người trưởng thành

03-05-2014 15:52 | Dược
google news

SKĐS - Các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến việc tạo ra những tế bào gốc phù hợp với ADN của bệnh nhân nhằm chữa trị các căn bệnh, theo đó họ đã tạo các các dòng tế bào đặc thù của bệnh nhân, điều đặc biệt là các tế bào này đã được lấy từ da của hai người đàn ông trưởng thành.

Các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến việc tạo ra những tế bào gốc phù hợp với ADN của bệnh nhân nhằm chữa trị các căn bệnh, theo đó họ đã tạo các các dòng tế bào đặc thù của bệnh nhân, điều đặc biệt là các tế bào này đã được lấy từ da của hai người đàn ông trưởng thành.

Kỹ thuật“dịch chuyển tế bào sinh dưỡng”

Tiến bộ y học này đã được mô tả tỷ mỉ trên tờ Cell Stem Cell trực tuyến vào 4/2014, cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học đạt được bước tiến trong “liệu pháp nhân bản” ở người trưởng thành. Về mặt kỹ thuật, tiến bộ mới được gọi là “sự dịch chuyển nhân tế bào sinh dưỡng (hay tế bào thân)”, liệu pháp nhân bản có nghĩa là việc sản sinh ra những tế bào phôi thai giống hệt nhau về mặt di truyền cho một người hiến tặng, thường là mục đích sử dụng các tế bào dạng này để nhằm điều trị bệnh. Nhưng “dịch chuyển nhân” cũng còn là bước đầu tiên trong sinh sản vô tính, hay sản sinh ra một bản sao di truyền của một ai đó – một kỹ thuật từng làm khuấy động nhiều tranh cãi kể từ năm 1997 khi các nhà khoa học loan báo rằng họ đã tạo ra con cừu Dolly, tạo ra bản sao mới từ một con cừu khác. Vào năm 2005, Liên hiệp quốc (UN) ra lời kêu gọi các quốc gia chặn đứng việc làm này, và Mỹ đã cấm việc sử dụng các khoản ngân sách liên bang dùng trong cả sinh sản vô tính hoặc liệu pháp nhân bản.

Qua kính hiển vi, cho thấy các nhà khoa học đã tạo ra những dòng tế bào gốc cụ thể từ tế bào da của hai người đàn ông trưởng thành

Qua kính hiển vi, cho thấy các nhà khoa học đã tạo ra những dòng tế bào gốc cụ thể từ tế bào da của hai người đàn ông trưởng thành

Nghiên cứu mới nhất đã được tài trợ ngân sách bởi một quỹ tư nhân và chính phủ Hàn Quốc. Nếu được những phòng thí nghiệm khác xác nhận về điều này, nó có thể chứng minh tầm quan trọng bởi vì nhiều căn bệnh bất trị sẽ được chữa khỏi vào một ngày nào đó bằng các tế bào gốc, chẳng hạn như bệnh tim mạch và mất thị lực, chủ yếu bệnh ảnh hưởng đến người trưởng thành. Các tế bào gốc cụ thể ở bệnh nhân sẽ được tạo ra từ những tế bào già, không phải là tế bào lấy từ trẻ sơ sinh hay thai nhi. Giờ vấn đề có vẻ khả thi, tuy nhiên không dễ dàng để thực hiện: Trong số 39 lần thử nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra những tế bào gốc từ duy nhất một người hiến tặng. Các chuyên gia đã có những ý kiến khác nhau xoay quanh cuộc nghiên cứu này, nghiên cứu được dẫn đầu bởi ông Young Gie Chung đến từ Viện nghiên cứu tế bào gốc (EISCR) tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe CHA (CHA) ở Los Angeles (Mỹ). Nhà sinh học tế bào gốc George Daley đến từ Viện nghiên cứu tế bào gốc Harvard (HSCI) gọi thành tựu mới là “một tiến bộ mạnh mẽ”.

Nhà sinh học sinh sản Shoukhrat Mitalipov đến từ Đại học Khoa học và y tế Oregon (OHSU), người đã phát triển nên kỹ thuật và được nhóm nghiên cứu CHA ứng dụng, bày tỏ cái nhìn tích cực hơn, trong một cuộc phỏng vấn, ông Mitalipov phát biểu: “Tiến bộ đã cho thấy rằng (ám chỉ “dịch chuyển nhân tế bào sinh dưỡng”) rằng nó có thể hoạt động ở mọi lứa tuổi”. Cách đây 1 năm, ông Mitalipov đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu sử dụng “dịch chuyển nhân” từ phân và ADN của trẻ sơ sinh để tạo ra các tế bào gốc, đây là lần đầu tiên một đột phá đã ra đời ở con người.

TS Robert Lanza, nhà khoa học chính tại công ty Công nghệ tiến bộ tế bào (ACT), đồng tác giả nghiên cứu

TS Robert Lanza, nhà khoa học chính tại công ty Công nghệ tiến bộ tế bào (ACT), đồng tác giả nghiên cứu

Thành tựu mang tính triển vọng

Trong liệu pháp nhân bản, các nhà khoa học đã sử dụng sóng điện viba để nấu chảy một tế bào trưởng thành – thường là tế bào da người – với một quả trứng có chứa ADN của riêng nó đã được tách rời. Qủa trứng được phân chia và sinh sôi, vài chỉ trong vòng 5 hoặc 6 ngày, trứng sẽ phát triển thành một cái phôi có hình dáng như một quả cầu rỗng. Các tế bào bên trong phôi là những tế bào gốc “đa năng”, có tiềm năng để phát triển thành bất kỳ tế bào nào của con người. Nếu phôi được cấy vào tử cung, nó có thể phát triển thành một bản sao mới của người hiến tặng ADN, cũng là cách mà con cừu Dolly đã được tạo ra. “Nếu không có các quy định hạn chế kiểu này, những cái phôi này cũng có thể được dùng để nhân bản con người, mặc dù việc này không an toàn và khá vô đạo đức”, dẫn lời phát biểu của TS Robert Lanza, nhà khoa học chính tại công ty Công nghệ tiến bộ tế bào (ACT) có trụ sở chính tại Massachusetts, ông cũng là đồng tác giả của cuộc nghiên cứu mới.

Nhà sinh học sinh sản Shoukhrat Mitalipov đến từ Đại học Khoa học và y tế Oregon (OHSU)

Nhà sinh học sinh sản Shoukhrat Mitalipov đến từ Đại học Khoa học và y tế Oregon (OHSU)

Mục đích chính là “trồng” những tế bào gốc phôi như thế này trong các đĩa thí nghiệm nhằm biến chúng thành những tế bào chuyên biệt trong sử dụng điều trị nhằm chống lại căn bệnh từ ADN của người hiến tặng, chẳng hạn như bệnh Parkinson’s, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng hay tiểu đường tuýp I. Bởi vì các tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền của người hiến tặng, cho nên chúng sẽ không bị hệ thống miễn dịch từ chối thu nạp. Mặc dù hơn 15 năm cố gắng thử nghiệm, nhưng thành công duy nhất của các nhà khoa học trong việc sản sinh tế bào gốc ở người thông qua kỹ thuật nhân bản chỉ xảy ra cách đây đúng 1 năm. Nhóm nghiên cứu của ông Shoukhrat Mitalipov tại Đại học Oregon đã hợp nhất các tế bào từ phân và thai nhi với trứng của người hiến tặng có chứa ADN (đã được tách rời) và phát triển chúng thành 150 phôi tế bào. Một trong những chìa khóa thành công của ông Mitalipov là để cho những quả trứng “nghỉ xả hơi” khoảng 30 phút trước khi bắt đầu quá trình phân chia.

Ông Young Gie Chung và các cộng sự của mình đã chờ đợi suốt 2 giờ trước khi kích hoạt trứng để bắt đầu quy trình phân chia, mà ông Robert Lanza tin rằng nó là chìa khóa cho sự thành công của họ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Lanza nhấn mạnh: “Nó cung cấp cho bạn thời gian để đạt được yêu cầu tái lập trình một lượng gene khổng lồ nhằm chỉ đạo cho sự phát triển phù hợp của một phôi”. Quy trình hoạt động theo nguyên tắc: Các nhà khoa học sẽ chọn lấy 2 phôi khỏe mạnh, mỗi phôi từ người hiến tặng trưởng thành, có đuổi từ 35 đến 75. Nếu mỗi dòng tế bào gốc được tạo ra từ mỗi bệnh nhân, sự thành công sẽ rất thấp và tốn kém chi phí hơn, nghĩa là chỉ “đàn ông giàu có lớn tuổi mới đảm đương được”, theo ông Robert Lanza. Một rào cản lớn trong việc sản sinh ra tế bào gốc cụ thể cho hàng chục triệu người theo cách này là, rất ít phụ nữ muốn hiến trứng, đôi khi sợ đau đớn. Nhưng có thể nó không cần thiết để tạo ra một dòng tế bào đặc biệt cho mỗi bệnh nhân. TS Robert Lanza kết luận: “Nhiều người có hệ miễn dịch có đặc điểm di truyền tương tự nhau, vì vậy chỉ cần 100 dòng tế bào phôi người là đủ khả năng để phù hợp cho một nửa dân số nước Mỹ”.

NGUYỄN THANH HẢI (THE STAR – 23/4/2014)

 


Ý kiến của bạn