Lần đầu tiên đồng bào dân tộc Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô Hà Nội

13-01-2024 10:28 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường có quan niệm “làm ăn có tháng, làm nhà có ngày”, nên việc chọn ngày lành tháng tốt để vào nhà mới đối với bà con là một trong những việc hệ trọng.

Chào đón năm mới 2024, mới đây đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) tổ chức lễ vào nhà mới tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). 

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 1.

Trước khi chuyển đến nhà mới, đồng bào dân tộc Lào (xã Mường, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Để chuẩn bị cho cuộc sống sinh hoạt ở ngôi nhà mới, gia chủ phải chuẩn bị một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, trong đó nhất định phải có 1 cái “ninh” (chõ đồ xôi) vì trong cuộc sống hàng ngày, đồng bào dân tộc Lào có thói quen ăn cơm nếp là chính.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 2.

Các vật dụng được để ở vị trí trước cầu thang lên nhà.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 3.

Khi lên nhà, chủ nhà mang cái ninh (chõ đồ xôi) đặt vào bếp của ngôi nhà.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 4.

Nghi thức nấu xôi khi vào nhà mới mang nhiều ý nghĩa, trên miệng chõ đồ xôi, chủ nhà đặt đôi đũa chia ra làm 4 phần, trong đó 2 phần quay vào trong nhà, 2 phần còn lại quay ra ngoài sân. Khi những làn hơi của nồi xôi bốc lên đầu tiền vào 2 phần quay vào trong nhà thì chủ nhà sẽ làm ăn suôn sẻ.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 5.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 6.

Trong khi đồ xôi, các thành viên khác trong gia đình đem đồ dùng, vật dụng vào đặt trong nhà. Sau khi mọi người đã ổn định, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng vào nhà mới.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 7.

Lễ vật trong lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Lào gồm: gà trống luộc, thủ lợn (tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ), nội tạng lợn, cá nướng, xôi nếp, rượu cần, rượu trắng, 2 cái chén, tất cả được đặt lên bàn thờ trong nhà.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 8.

Khi đồ lễ đã đầy đủ, thầy cúng được chủ nhà mời đến bắt đầu khấn mời thần linh và tổ tiên về chứng giám, xin phù hộ cho con cháu vào nhà mới gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào, cây trồng thuận lợi, mùa vụ tốt tươi…

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 9.

Nghi lễ vào nhà mới đã hoàn tất, chủ nhà và các thành viên trong gia đình mời bà con chòm xóm cùng thưởng thức rượu cần, cùng nhau múa hát theo tiếng nhạc.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 10.

Chia sẻ với phóng viên, ông Vì Thanh Nó - thầy cúng của xã Mường (huyện Sốp Cộp, Sơn La) nói: “Lễ về nhà mới của dân tộc Lào đã được truyền qua bao đời. Giờ đây, được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, chúng tôi luôn ý thức về việc giữ gìn truyền thống này nói riêng và các nét đẹp văn hóa khác của dân tộc nói chung”.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 11.

Hát múa mừng lễ vào nhà mới của dân tộc Lào (xã Mường, huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La) tại "Ngôi nhà chung".

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 12.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 13.

Lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Lào là dân tộc thứ 16 đến sinh sống, làm việc tại “Ngôi nhà chung”.

Lần đầu tiên người Lào nhận nhà mới giữa Thủ đô- Ảnh 14.

Lễ nhập làng và vào nhà mới của đồng bào dân tộc Lào có sự tham dự của cộng đồng 15 dân tộc đang sinh sống và làm việc thường xuyên tại “Ngôi nhà chung” đã đem đến một không gian ấm cúng, rộn ràng. Đây cũng là cơ hội để đồng bào dân tộc Lào giới thiệu và lan tỏa văn hóa đặc trưng của mình đến cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn