Trong thời gian đó, cấu trúc da của bé chưa ổn định nên dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ an toàn cho làn da của bé, theo BS. Tuyết, phải hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ban ngày và nhớ bảo đảm che chắn da con thật cẩn thận.
Trẻ sơ sinh, theo BS. Tuyết, cần được làm sạch 2 - 3 lần mỗi ngày, nhưng không tắm bé quá lâu càng gây thô ráp và tổn thương cho làn da mỏng và nhạy cảm của bé. Da trẻ sơ sinh có độ thẩm thấu cao, chỉ nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên và dịu nhẹ, được chứng nhận lâm sàng, không chứa các hóa chất mạnh dễ dàng làm tổn thương các cấu trúc da. Trong những tháng đầu đời, da bé rất nhạy cảm và dễ nổi mẩn đỏ. BS. Tuyết cho biết: “Những đốm đỏ khó chịu đó thường không quá nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh vẫn nên làm sạch da bé và bảo đảm những sản phẩm cho bé an toàn.”
Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Theo BS. Tuyết, bé sốt, bỏ bú, lừ đừ, vàng da sậm; có những tổn thương da ở lòng bàn tay, bàn chân (gặp ở giang mai sơ sinh); tổn thương ở niêm mạc miệng; da có những nhóm mụn mủ to, hay bóng nước, vết loét trên nền da đỏ hay gặp do nhiễm các loại virus như herpes, varicella; hoặc da có tổn thương dưới dạng xuất huyết dưới da do nhiễm trùng huyết hay các bệnh dễ gây xuất huyết.
Chuyên gia trong buổi hội thảo cũng tư vấn thêm, một trong các tiêu chí để đánh giá sản phẩm chọn dùng cho bé tránh nổi mẩn đỏ và nhạy cảm là nên dùng sản phẩm có các thành phần tự nhiên và dịu nhẹ, không có hóa chất gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, các dòng chăm sóc da cho bé nhập khẩu nên được chứng nhận bởi Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN, đồng thời đạt chứng nhận bởi thử nghiệm Hypoallergenic để đảm bảo các sản phẩm đều phù hợp với làn da nhạy cảm của bé ví dụ như các dòng Babi Mild từ Thái Lan có bán tại các siêu thị lớn.