Hà Nội

Làm việc cường độ cao tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến

27-03-2020 10:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Với những người làm việc cường độ cao, nhất là sau tuổi 40 do áp lực công việc, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc sức khỏe, thường xuyên bị stress cao độ,... dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Nhật Bản nổi tiếng về văn hóa làm việc cần mẫn, có thể đến công ty 100 giờ mỗi tuần. Dù cường độ làm việc cao nhất nhì thế giới, song tỷ lệ đột quỵ ở xứ Phù Tang lại rất thấp. Xếp hạng năm 2017 của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản đứng gần chót bảng, xếp thứ 157 trong tổng số 183 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong top 50 với tỷ lệ gấp gần 4 xứ hoa anh đào.

80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh. Người Nhật ăn nhạt; ít thịt; ưu tiên cá biển, đậu hũ, rau xanh và hoa quả; thận trọng khi dùng dầu mỡ chế biến thức ăn. Ngoài ra, người Nhật chăm đi bộ, năng tập thể dục thể thao. Sau giờ làm việc, họ giải tỏa áp lực bằng cách nghỉ ngơi, tắm nước nóng, leo núi, hát karaoke...

Trong các bí quyết phòng đột quỵ của người Nhật, không thể bỏ qua món natto truyền thống (đậu tương lên men) có lịch sử 1.200 năm. Từ ngàn xưa, người dân xứ Phù Tang vẫn ăn natto cùng cơm sáng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Món natto chứa enzym nattokinase ngăn ngừa hình thành cục máu đông. (ảnh minh hoạ)

Người Nhật có hơn 40 món mỹ thực nổi tiếng, song chỉ có natto chứa enzym nattokinase hỗ trợ ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nattokinase có tác dụng hỗ trợ tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần enzym plasmin của cơ thể, làm giảm độ nhớt huyết, tăng tuần hoàn máu.

Ngoài ăn natto, những người Nhật từng tai biến nhồi máu não hoặc cơ tim, bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng tim mạch... còn dùng thêm các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase.

Theo Health Plus, thường xuyên stress, ít tập thể thao và vận động,... có nguy cơ cao bị đột quỵ do tai biến mạch máu não. Bệnh cũng xảy ra phổ biến ở người ngoài 40 tuổi, bởi những người ngoài tứ tuần thường hội đủ các yếu tố nguy cơ này.

 

Làm việc cường độ cao tăng cao nguy cơ đột quỵ, tai biến (ảnh minh hoạ)

Thông tin tham khảo thêm>> Cách chọn nattokinase ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản

Người làm việc cường độ cao, nhất là sau tuổi 40 do áp lực công việc, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc sức khỏe, thường xuyên bị stress cao độ,... dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Theo giới chuyên gia, có 5 lý do cơ bản dẫn đến đột quỵ ở tuổi 40:

- Thức khuya, mất ngủ: Công việc quá tải và áp lực hoàn thành thật xuất sắc khiến họ phải thức khuya dậy sớm, mất ngủ kéo dài. Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% ngủ đủ 7-8 giờ.

- Căng thẳng, stress: Công việc lương cao thường đi kèm áp lực. Theo Trường Luật William & Mary (Mỹ), các CEO có nguy cơ stress đến trầm cảm gấp đôi người thường Nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cũng cho thấy, công việc áp lực, làm trên 55 giờ mỗi tuần có thể gia tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ (3).

- Ít vận động: Cuốn theo công việc và các mối bận tâm ngoài luồng, nhiều người bỏ quên lối sống vận động lành mạnh. Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, người ít vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần (4).

- Uống bia rượu, thuốc lá: Người thành đạt thường xây dựng quan hệ, ký kết hợp đồng trên bàn nhậu, giải tỏa áp lực bằng thuốc lá, uống cà phê để thức khuya làm việc... Chất kích thích làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ.

- Bệnh chuyển hóa: Đồ ăn cao đạm, rượu bia và thuốc lá... khiến tỷ lệ U40 mắc bệnh chuyển hóa như mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Chúng là tác nhân trực tiếp tạo ra cục máu đông gây đột quỵ. Song do tâm lý chủ quan, nhiều người mải mê chạy theo sự nghiệp mà quên mất rằng đột quỵ đang ở ngay phía sau.

Người Nhật coi các sản phẩm chứa nattokinase giống như "bùa hộ mệnh" phòng ngừa cơn đột quỵ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nghiên cứu lâm sàng để chọn được sản phẩm thực sự an toàn.

Quá trình lên men natto có thể tạo ra vitamin K2 làm đông máu, purine chống chỉ định cho người bệnh Gút, isoflavone đậu nành ảnh hưởng đến nội tiết tố. Do đó, sản phẩm an toàn cần phải loại bỏ cả 3 thành phần trên ra ngoài.

Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản hiện quản lý 90% nattokinase trên thế giới. Với khẩu hiệu "Chất lượng gắn liền với danh dự của quốc gia", mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không đạt 4 tiêu chí trên sẽ thu hồi. Người dùng cần quan sát kỹ dấu mộc JNKA, lựa chọn nơi bán uy tín, tránh mua hàng xách tay không rõ xuất xứ.

Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt chiết xuất lấy enzym nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ. Bất cứ sản phẩm nào chứa natto có dấu JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

Thông tin tham khảo thêm>> Điểm danh các dấu hiệu gây 80% nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn

 

 

NATTOENZYM

Hỗ trợ phòng ngừa tai biến đột quỵ do cục máu dông

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Natto Enzym chứa enzym nattokinase giúp

- Cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não

- Giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu

- Hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường...)

NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Giấy phép quảng cáo số 00589/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn