Hà Nội

Làm thế nào để tiêu diệt kiến ba khoang?

07-04-2022 18:28 | Xã hội
google news

SKĐS - Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều nhất tại khu dân cư vào hai thời điểm là tháng 4, 5-6 và tháng 9-10 hàng năm. Theo các chuyên gia, có thể sử dụng ánh sáng để ngăn kiến ba khoang vào nhà.

Kiến ba khoang tái xuất, bác sĩ khuyên không nên chà xát, 'giết' kiếnKiến ba khoang tái xuất, bác sĩ khuyên không nên chà xát, "giết" kiến

SKĐS - Thời gian gần đây, tại nhiều khu dân cư đã xuất hiện trở lại kiến ba khoang khiến người dân lo lắng. Theo BS. Lê Ngọc Duy - Trung tâm Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương, đây là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Chung cư gần cánh đồng dễ bị kiến ba khoang tấn công

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm là tháng 4, 5,6 và tháng 9-10 hằng năm, sau vụ thu hoạch lúa, rau, ngô. Kiến ba khoang ưa khí hậu ẩm, thường sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trên các cánh đồng, ven ruộng, bãi cỏ, những nơi đang xây dựng dang dở, trên các thân cây mục. Vì vậy, các khu dân cư gần cánh đồng, bãi cỏ, nhất là các khu chung cư cao tầng có nguy cơ xuất hiện kiến ba khoang rất cao.

Đặc biệt, loài côn trùng này có tính hướng sáng, thường bám vào khu vực quanh ánh đèn. Những người làm việc văn phòng, học sinh có nguy cơ bị kiến ba khoang tấn công cao. Vì vậy, khi học tập hay làm việc bên ánh đèn, người dân nên đóng cửa sổ hoặc mua lưới chống côn trùng.

Dùng ánh sáng đuổi kiến ba khoang - Ảnh 2.

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào tháng 4,5,6 hàng năm.

Do có tập tính hướng sáng nên kiến ba khoang thường xuất hiện ở nơi có ánh đèn. PGS Lam lưu ý, kiến ba khoang không chủ động tấn công con người. Tuy nhiên, khi chúng bò lên người và tiếp xúc với da, theo phản xạ của loài bắt mồi, độc tính được tiết ra và trực tiếp thấm vào da. Dưới bụng của kiến ba khoang có 2 tuyến độc chứa chất Pederin. Pederin độc gấp 12-15 lần chất độc của rắn hổ mang, nhưng do lượng độc ít và tiếp xúc trên da nên kiến ba khoang chỉ gây ngứa rát, nặng hơn là phồng rộp, nhiễm trùng, mưng mụn nước.

Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Loài kiến có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên chúng hiếm khi bay và bò rất nhanh. Kiến ba khoang có đầu và bụng dưới màu đen, trong khi ngực và bụng trên lại có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Kiến ba khoang không thuộc họ kiến. Đây là loài côn trùng bắt mồi có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis.  

Dưới đốt bụng của kiến ba khoang có hai tuyến độc tố có tên khoa học là Pederin. Khi tiếp xúc với da, độc tính Pederin thấm vào da, nhẹ thì sẽ làm da ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng mưng mụn nước. Đặc biệt nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời.

Hạn chế bật đèn có ánh sáng xanh

GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, kiến ba khoang thường sống ở các khu chung cư cao tầng, đặc biệt là nơi gần với cánh đồng lúa. Ngoài ra, những khu nhà ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, cũng dễ là nơi trú ngụ của kiến ba khoang. Độc tố pedirin trong kiến làm da tổn thương nổi bọng nước, rát rất khó chịu, khi vỡ sẽ lây lan rộng, khi chạm vào da sẽ cộng sinh dính vào và gây tổn thương cho da.

Theo GS Bùi Công Hiển, để phòng tránh, các căn hộ ở chung cư cao tầng, khu đô thị có thể dùng lưới chống kiến 3 khoang, muỗi, côn trùng. Mùa côn trùng phát triển (các tháng 3, 4, 5 và các tháng 8, 9, 10 hàng năm) nên hạn chế bật đèn neon, đèn có ánh sáng xanh. Có thể bật đèn ban công để hút côn trùng chỗ đó, giảm bớt mật độ bay vào nhà.

Theo GS Bùi Công Hiển, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng. Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang.

Những nơi nhiều khả năng kiến ba khoang từ ngoài bay vào, để hạn chế và ngừa kiến xâm nhiễm vào nhà có thể lúc chiều tối dùng bẫy đèn (loại đèn ánh sáng trắng hay tím) để ở cửa sổ hay cửa ra vào, phía dưới đặt chậu nước hay hứng bằng vải màn. Kiến bị hấp dẫn bởi ánh sáng sẽ tập trung vào nơi đặt bẫy đèn. Việc đặt bẫy và thời gian tùy theo gia đình, nhưng phải đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tốt nhất nên dùng đèn bắt côn trùng đang bán ngoài thị trường và đặt ở những nơi nghi kiến đen xuất hiện. Khi lắp đèn, nên thay bằng đèn dây tóc có ánh sáng đỏ, vàng.

TP.HCM đang vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt. Độ ẩm cao là thời điểm thuận lợi cho nhiều loại côn trùng gây hại phát triển, trong đó có kiến ba khoang. Người dân lưu ý không chạm, bắt, đập, giết bằng tay do trong cơ thể kiến ba khoang có chứa chất độc gây rộp, phồng, viêm da.

Truyền hình trực tuyến: Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốtTruyền hình trực tuyến: Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt

SKĐS - Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt” vào 15h00, thứ Tư, ngày 9/11/2016. Chương trình được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.


Tô Hội
Ý kiến của bạn