Cơ thể đào thải độc tố như thế nào?
Cơ thể chúng ta có một hệ thống đào thải độc tố tuyệt vời, hệ thống này bao gồm gan, thận, da, phổi, đại tràng, và cả hệ miễn dịch.
Nếu độc tố là chất thân nước, chúng dễ dàng bị đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, tuy nhiên đa số các độc tố lại là chất thân dầu, rất khó đào thải. Bản chất của thải độc là quá trình chuyển hóa độc chất ở dạng thân dầu sang thân nước với mục đích dễ dàng đào thải ra ngoài thông qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Hệ thống chống độc của cơ thể khởi động và phát huy tác dụng
Sử dụng các phản ứng oxi hóa khử để “bẻ gãy” chất độc. Tuy nhiên giai đoạn này cũng có thể tạo ra nhiều sản phẩm trung gian như gốc tự do gây hại cho tế bào nếu không kịp thời được chuyển sang giai đoạn 2 để xử lý.
Giai đoạn 2: Còn gọi là pha liên hợp, sử dụng các enzyme thải độc để gắn vào độc tố một gốc thân nước, nhờ đó có thể dễ dàng đào thải ra ngoài. Trong đó có vai trò quan trọng của glutathione.
Glutathione (GSH) là chất chống oxy hóa mạnh nhất của cơ thể để chống chọi lại với độc tố. GSH gắn vào và vô hiệu hóa các độc tố, các gốc tự do. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào lượng GSH sản sinh của cơ thể. Nếu GSH không đủ để giúp cơ thể đào thải độc, lượng độc tố tích tụ tạo cơ hội cho các gốc tự do gây tổn thương tế bào.
Giai đoạn 3: Đào thải qua hệ bài tiết
Sau khi trải qua giai đoạn 1 và 2, các độc tố được chuyển về dạng dễ tan sẽ được đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết và đào thải dưới dạng mồ hôi, nước tiểu,…
Hệ thống thải độc chúng ta đang bị “quá tải
Hệ thống thải độc tuy có hoàn hảo nhưng trong thời buổi độc tố bủa vây như hiện nay, sẽ không tránh khỏi tình trạng làm việc quá sức. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau.:
Thứ nhất là sự tích tụ của độc tố trong cơ thể vì không được đào thải kịp thời, chúng sẽ tích lũy trong các mô mỡ, xương, gan, thận, các tế bào thần kinh,… trong thời gian dài, có thể đến vài tháng hoặc vài năm
Thứ hai là sự tạo thành các gốc tự do một cách ồ ạt khiến cho cơ thể không đủ các chất chống oxi hóa để trung hòa, tạo điều kiện cho các gốc tự do phá hủy tế bào.
Nhất là từ độ tuổi 30 trở đi, nồng độ GSH trong cơ thể bắt đầu suy giảm và cứ 10 năm, nồng độ GSH lại giảm đi 10%. Các nghiên cứu cho thấy, sự suy giảm của GSH trong cơ thể liên quan đến hơn hàng loạt bệnh tật khác nhau như xơ vữa động mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp, hội chứng mệt mỏi mạn tính,.. và đặc biệt là ung thư.
Đọc thêm: Biết vận hành hệ thống thải độc cơ thể, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung bướu
Kích hoạt hệ thống thải độc cơ thể- giải pháp ngăn ngừa ung thư do độc tố và gốc tự do
Các nhà khoa học tại trường Đại học Y Johns Hopkins đã tìm thấy trong tự nhiên một hợp chất tuyệt vời giúp kích hoạt hệ thống thải độc hoạt động hiệu quả hơn, đó là sulforaphane. Đây là chất có nhiều trong các loại rau họ cải, đặc biệt là HẠT Bông cải xanh. Nó tác động lên hệ thống thải độc thông qua 2 cơ chế:
● Thứ nhất, sulforaphane làm tăng tổng hợp Glutathione nội sinh- chất chống oxi hóa mạnh mẽ nhất trong cơ thể lên 240% giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào.
● Thứ hai, sulforaphane giúp tăng hoạt tính của các enzyme thải độc giai đoạn 2, giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
● Sulforaphane còn giúp ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, kích hoạt quá trình chết tự nhiên của tế bào, giúp ngăn ngừa ung bướu hiệu quả.
Tuy nhiên, để có được đủ lượng hoạt chất cần thiết giúp ngăn ngừa ung bướu, bạn cần phải ăn tương đương 3,4kg bông cải xanh nấu chín mỗi ngày. Điều này là không thể.
Rất may, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ chiết lạnh đặc biệt để chiết xuất sulforaphane từ HẠT bông cải xanh tạo thành chế phẩm BroccoRaphanin – giúp giữ lại trọn vẹn nhất tác dụng của sulforaphane đồng thời dễ dàng, tiện dụng sử dụng cho người dùng.
Tìm hiểu thêm về BroccoRaphanin tại đây: Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia được chuyển giao hoạt chất giảm nguy cơ ung bướu