Làm thế nào để khỏe mạnh và sống lâu

02-02-2014 01:24 | Y học 360
google news

Hãy bổ sung vào sổ tay thực phẩm 5 việc cần làm nhiều sau đây để giúp bản thân và gia đình sống vui, sống lâu và sống khỏe nhé!

Hãy bổ sung vào sổ tay thực phẩm 5 việc cần làm nhiều sau đây để giúp bản thân và gia đình sống vui, sống lâu và sống khỏe nhé!

1. Uống trà

Trà là một trong những thức uống lành mạnh nhất được thế giới công nhận. Theo phân tích, trong lá trà chứa hơn 300 thành phần hóa học, như Protein, Lipit, Axit amin, Carbohydrate, Vitamin, Tea Polyphenols, Catechin, Lipopolysaccharide v.v… Những thành phần này đều là chất dinh dưỡng quan trọng và những vị thuốc nhiều công dụng không thể thiếu trong cơ thể con người.

Điều tra của huyện Shizuoka (Nhật Bản), phát hiện những khu vực dùng nhiều trà nhất là vùng sản xuất trà thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong thấp hơn những khu vực khác. Hiện nay y học về cơ bản đã làm rõ, thành phần kháng ung thư trong lá trà chủ là chính là Catechin. Thành phần này chiếm khoảng 15-20% trong trà xanh. Ngoài ra, vitamin C và E trong lá trà cũng có công hiệu hỗ trợ đề phòng ung thư nhất định. Với những đặc tính ưu việt này, bạn đừng ngần ngại thêm trà vào thức uống hằng ngày cho gia đình mình để có thể khỏe mạnh và sống lâu nhé.

 1

2. Ăn cá

Thịt cá vừa tươi mềm vừa dễ ăn. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y tế Quân đội Walter Reed (Washington, Mỹ) cho thấy: mỗi tuần ăn cá hồi ít nhất một lần có thể giúp người cao tuổi giảm 44% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.

Phụ nữ mỗi tháng ăn cá 1-3 lần có thể giảm 7% tỷ lệ đột quỵ, mỗi tuần ăn cá khoảng 5 lần có thể giảm đến 50% nguy cơ này. Từ đây có thể thấy, trong thực đơn hằng ngày nhất định phải có nhiều cá, đặc biệt là những loại cá ở biển sâu.

 2

 

3. Ăn một số loại nấm 

Các loại nấm có thể ăn được đều giàu protein, ít chất béo, nhiệt lượng thấp, còn chứa các vitamin, khoáng chất, axit amin phong phú nên rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung nấm trong bữa ăn có tác dụng giúp não khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, khai vị kiện tỳ, dưỡng gan bổ thận… Nấm có rất nhiều loại nên sẽ không khiến bạn bị ngán mà vẫn đạt được hiệu quả sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên chú ý khi chọn và ăn nấm để tránh ăn phải các loại nấm bị cấm và có độc, không được ăn.

 3

 

4. Uống nhiều nước

Độ tuổi nào cũng cần đủ nước cho cơ thể. Tuy nhiên khi bước vào tuổi trung niên và lão niên, thành phần nước trong cơ thể sẽ giảm ít dần, thậm chí là ít hơn đến 30-40% so với lúc trẻ.

Do đó những người ở độ tuổi này càng nên ý thức uống nhiều nước hằng ngày, ít nhất cũng phải 800ml/ngày. Tuy nhiên, với người già có bệnh về thận hoặc Glôcôm (còn gọi là thanh quang nhãn) thì cần khống chế lượng nước một cách chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ để cung cấp lượng nước vừa phải, tránh bắt thận và mắt làm việc quá sức.

 4

 

5. Ăn canh

Nếu bạn có thói quen ăn canh sau khi ăn cơm thì hãy tập thay đổi lại trình tự này. Trước khi ăn cơm, dùng một ít canh có thể làm “trơn” đường tiêu hóa, khiến cho “đường đi” cho thức ăn thuận lợi hơn, giảm tình trạng thức ăn khô cứng gây kích thích niêm mạc tiêu hóa. Hãy nhớ là không ăn canh đến no nê để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày và dễ dẫn đến những bệnh dạ dày nhé.

Theo afamily

 

 

 

 


Ý kiến của bạn