Hà Nội

Làm thế nào để giao tiếp thấu cảm với mọi người?

08-10-2021 07:11 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Tôi tin rằng, lòng trắc ẩn là hạt giống sẵn có trong mỗi chúng ta - đó là niềm vui rất đỗi tự nhiên khi ta trao yêu thương và nhận yêu thương, từ trái tim đến trái tim.

Theo đó, trong phần lớn cuộc đời mình, tôi luôn băn khoăn hai câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta mất kết nối với lòng thấu cảm bên trong mình, liệu có phải điều đó khiến chúng ta trở nên bạo lực và thiếu vắng tình người một cách vô thức? Và ngược lại, điều gì giúp cho một số người vẫn có thể kết nối với lòng nhân ái trong sâu thẳm bên trong mình dù ở giữa những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt?

Trong khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, tôi đã bị ấn tượng bởi vai trò quan trọng của ngôn ngữ. Mặc dù chúng ta có thể không ý thức cách chúng ta nói chuyện là "bạo lực", bởi dường như chúng ta thừa hưởng và làm điều đó một cách hoàn toàn tự nhiên, nhưng rất nhiều khi những lời nói "vô tình" và tự động đó đã dẫn đến tổn thương và đau đớn cho chính mình hoặc cho người khác.

Ngay từ giờ phút đó, tôi đã tìm ra phương thức giao tiếp, được gọi là Giao tiếp phi bạo lực (Non-violent Communication) hay giao tiếp thấu cảm - mục đích khơi gợi từ bên trong chúng ta khả năng cho đi một cách chân thành, vô vị lợi, kết nối trái tim với trái tim, và cho phép lòng trắc ẩn được tự nhiên nảy nở.

Giao tiếp thấu cảm giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Giao tiếp thấu cảm giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Kết nối lại với trạng thái tự nhiên của cơ thể

Giao tiếp thấu cảm giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn. Thay vì thói quen phản ứng tự động, chúng ta có thể học cách giao tiếp bắt nguồn từ việc lắng nghe trái tim, cơ thể và nhu cầu bên trong mình. 

Trong nguyên lý giao tiếp thấu cảm, chúng tôi chia sẻ với sự trung thực và rõ ràng từ bên trong, cũng như tôn trọng và đồng cảm với người đối diện. Trong mọi cuộc nói chuyện, chúng ta đều muốn lắng nghe những nhu cầu sâu sắc hơn của chính mình và của những người khác. Giao tiếp thấu cảm rèn luyện cách quan sát chính mình, và nhận biết những điều gì đang có mặt trong ta. Nghe thì đơn giản, nhưng có năng lực chuyển biến rất lớn.  

Định hướng sự chú ý của bản thân

Nền văn hóa phương Tây khiến tôi đưa sự chú ý vào những nơi mà mình không chắc có thể giúp bản thân đạt được điều luôn mong muốn hay không. Nhờ phát triển khả năng giao tiếp thấu cảm, tôi đã luyện tập, hướng sự chú ý hướng của mình tới những nơi có tiềm năng và mang lại giá trị tốt lành mà bấy lâu mình tìm kiếm.

Việc sử dụng giao tiếp thấu cảm không yêu cầu những người mà chúng ta đang nói chuyện phải biết về giao tiếp thấu cảm, hoặc thậm chí là phải cư xử hòa nhã. Nếu chúng ta luôn có ý định cho và nhận một cách từ bi trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người giao tiếp cùng ta dần dần sẽ hòa mình vào quá trình này và đối đáp một cách hòa ái với nhau

Tôi không nói rằng điều này luôn xảy ra ngay. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định rằng lòng trắc ẩn chắc chắn sẽ nở rộ khi chúng ta tin tưởng và làm theo những nguyên tắc dưới đây của giao tiếp thấu cảm.

Giao tiếp thấu cảm bao gồm những yếu tố gì?

Ngôn từ và lối giao tiếp phi bạo lực được tượng trưng bằng con hươu cao cổ, biểu tượng cho khả năng thấu cảm (empathy) và đặt nền móng trên sự tỉnh thức, chánh niệm (mindfulness)

Giao tiếp thấu cảm gồm bốn thành tố:

1- Quan sát (Observation) : Nhìn nhận tình huống và lắng nghe một cách đơn thuần mà không phán xét, diễn dịch, phân tích, so sánh.

2- Cảm nhận  (Feelings): Kết nối với những cảm giác, cảm xúc của chính mình (gọi là self-empathy, hay tự thấu cảm) trong hiện tại, và diễn đạt những cảm nhận ấy một cách chân thật, với chủ ý xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ. Cần phân biệt cảm nhận (feelings) với ý nghĩ (thoughts), vì ý nghĩ thường mang tính tiêu cực như phán xét, đổ lỗi hay so sánh…

3- Nhu cầu  (Needs): Bày tỏ một cách chân thật nhu cầu hay điều mà mình đang cần hay đang mong mỏi ngay lúc ấy, chẳng hạn như: "Mình cần được cảm thấy an toàn / được tôn trọng / được thông cảm…" hay "Mình đang có nhu cầu về sự thành thật/ sự gần gũi…"

4- Yêu cầu/ Đề nghị (Request ): Đưa ra một yêu cầu hay đề nghị cụ thể và khả thi để giúp chăm sóc một nhu cầu nào đó mà mình đang có. Ngôn từ và cách biểu đạt yêu cầu hay đề nghị có thể thẳng thắn, nhưng không nên mang tính cách bó buộc, đòi hỏi, hăm dọa, hay bảo thủ. 

Một số người sử dụng giao tiếp thấu cảm để kết nối sâu hơn và quan tâm hơn trong những mối quan hệ thân thiết.

Một số người sử dụng giao tiếp thấu cảm để kết nối sâu hơn và quan tâm hơn trong những mối quan hệ thân thiết.

Áp dụng giao tiếp thấu cảm vào cuộc sống

Khi chúng ta sử dụng giao tiếp thấu cảm trong cuộc sống của mình - với bản thân, với người khác hoặc trong một vòng tròn quan hệ - chúng ta dần xây dựng nền tảng vững chãi trong trạng thái từ ái tự nhiên của mình. Do đó, đây là một cách tiếp cận có thể được áp dụng hiệu quả ở mọi cấp độ giao tiếp và trong các tình huống đa dạng.

Một số người sử dụng giao tiếp thấu cảm để kết nối sâu hơn và quan tâm hơn trong những mối quan hệ thân thiết. Những người khác sử dụng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh, hiệu quả hơn trong công việc. Trên toàn thế giới, giao tiếp thấu cảm hiện đóng vai trò là một nguồn lực quý giá cho các cộng đồng đang đối mặt với các cuộc xung đột bạo lực và căng thẳng về sắc tộc, tôn giáo hoặc chính trị nghiêm trọng.

Thấu hiểu người bệnhThấu hiểu người bệnh

Hôm nay, trời mưa suốt từ sáng kéo dài đến tận trưa. Những cơn nắng gay gắt đã dịu đi, thời tiết đã sang thu. Mình cảm nhận được sự mát mẻ của những cơn gió thu mang đến.

Xem video được quan tâm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà


Marshall B. Rosenberg ( Hương Giang biên dịch, Mai Ly và Thu Thủy hiệu đính)
Ý kiến của bạn