Hà Nội

Làm thế nào đau dạ dày không bị tái phát ?

24-07-2017 11:31 | Y học 360
google news

SKĐS - Đau dạ dày là cách gọi chung cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng gồm viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày... Đây là bệnh lý rất phổ biến, chiếm khoảng 35% bệnh lý của đường tiêu hóa. Điều đáng quan tâm là bệnh khó chữa triệt để, dễ tái phát, và có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Vậy nguyên nhân do đâu, cách khắc phục là vấn đề vô cùng quan trọng.

Khám, nội soi rất nhiều lần nhưng điều trị không hết

Chị Trần Thanh H.  ở Cầu Giấy, Hà Nội bị viêm loét dạ dày tá tràng. Chị có điều trị bằng thuốc tây nhiều lần nhưng cứ được một thời gian chị lại bị lại và thường nặng hơn so với lần trước. Chị H nghe ai mắc gì đều làm theo, nào không còn bỏ bữa mà ăn uống đúng giờ hơn. Trước đây bữa trưa chị hay ăn cơm văn phòng, hoặc cơm bụi, gặp đâu ăn đấy. Bây giờ chị chịu khó trưa về nhà ăn cơm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những cơn đau dạ dày lại tái phát.

Tương tự như Chị H, anh Nguyễn Văn S. cũng than phiền, anh  bị chứng ợ nóng kéo dài khoảng 5 năm nay. Đã đi khám, nội soi rất nhiều lần đều cho kết quả viêm dạ dày, tá tràng nhưng điều trị không hết. Mỗi lần điều trị bằng thuốc khoảng một tháng thấy cảm giác như khỏi hẳn nhưng chỉ hết đợt điều trị vài ngày là ợ nóng lại tái phát. Anh cho biết, giờ anh không uống rượu bia, không hút thuốc, thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, thỉnh thoảng vẫn phải trực đêm do yêu cầu công việc... Anh rất lo lắng sợ để lâu không điều trị triệt để bị biến chứng thành ung thư dạ dày và cứ điều trị kéo dài và dùng thuốc dài ngày sẽ ảnh hưởng tới thận và cơ thể.

Đây chỉ là 2 trong nhiều trường hợp chờ khám tại Khoa tiêu Hóa Bệnh viện Bạch Mai. Chia sẻ về nguyên nhân tái phát dạ dày, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày. Yếu tố bảo vệ: lớp màng nhầy, hệ bicarbonat; yếu tố phá hủy: HCL, pepsin...; Nguyên nhân mất cân bằng gây loét: Helicobacter pylori, thuốc kháng viêm dạng corticoid và không steroid (NSAID); yếu tố thần kinh yếu tố nội, ngoại sinh.

BS, Trần Quang Nhật cho biết thêm, không quá khó để cắt cơn đau dạ dày nhưng bệnh chắc chắn sẽ tái phát nếu chỉ tập trung trị triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trên thực tế, phải vài tuần sau khi hết đau thì vết loét mới thật sự biến mất. Phần lớn bệnh nhân đau dạ dày chủ quan cho rằng sau khi uống 1 lộ trình kháng sinh của bác sĩ là thường bỏ thuốc, không điều trị dự phòng hiệu quả điều trị thường không đạt tối đa vì khả năng kháng kháng sinh của H.p ngày càng cao. Ngoài ra, nhiều bệnh nếu có thuyên giảm cũng không lành nếu không lưu tâm đến yếu tố bội nhiễm vi khuẩn. Niêm mạc dạ dày bị viêm loét là do mất quân bình giữa yếu tố tấn công và bảo vệ trong chức năng tiêu hóa của dạ dày. Chất chua trong dạ dày, còn gọi là dịch vị, có nhiệm vụ tán nhuyễn thức ăn trước khi đưa xuống ruột non. Nếu vì lý do nào đó, vì công việc căng thẳng, stress, thức khuya, bội nhiễm, rượu bia, ăn uống thất thường… khiến chất chua được bài tiết quá mức khi không có nhu cầu tiêu hóa thì dạ dày dễ viêm. Nếu màng nhày che chở niêm mạc dạ dày lại quá mỏng thì sẽ xuất hiện vùng viêm tấy rồi chuyển thành vết loét.

Vết loét dạ dày lâu ngày có thể dẫn tới ung thư không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vết loét đều do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). H. pylori khi đã vào được cơ thể thì di chuyển rất nhanh, xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vết loét không những làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, nếu vết loét quá sâu, có thể gây thủng dạ dày, vết loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày nếu bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường bị buồn nôn, ói mửa và giảm cân.

Viêm nhiễm tại các ổ loét kéo dài, lâu dần khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày. Vì vậy, để tránh viêm loét dạ dày tái phát và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên chỉ dùng thuốc trị các triệu chứng mà cần phải tìm cách lành các vết loét trong niêm mạc.

Để bệnh đau dạ dày không bị tái phát

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về việc điều trị và thực hiện các khuyến cáo về lối sống khoa học bằng cách:Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp nâng cao thể lực. Lựa chọn thực phẩm một cách cẩn thận, khoa học sẽ giúp ích trong việc hạn chế những cơn đau quay trở lại.

Các chuyên gia cũng khuyến khích bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, nghệ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Một nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần curcumin chiết xuất nghệ có thể ức chế 65 loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Nghệ Micell ADIVA được tối đa hiệu quả nhanh chóng bằng việc sản xuất và ứng dụng công nghệ micelles từ Đức, cải thiện toàn diện các yếu tố khả năng hấp thụ, tăng sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường. Vì vậy chỉ cần bổ sung 1 viên Nghệ Micell mỗi ngày cũng có thể giúp chấm dứt những cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị viêm loét dạ dày cũng cần chú ý về chế độ sinh hoạt và tập luyện hàng ngày, tránh thức khuya, nên tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga...

Nguyễn Thanh Lan

Nghệ Micell ADIVA - Giải pháp chuyên biệt cho người đau dạ dày

Được sản xuất và ứng dụng công nghệ micelles 100% từ Đức, đột phát vỏ nang Gelatin chiết xuất từ thực vật, sinh khả dụng gấp 185 lần. Bổ sung mỗi ngày 1 viên Nghệ Micell ADIVA, giải pháp bảo vệ hiệu quả sức khỏe dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, chấm dứt những cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.

Truy cập website: ADIVA.COM.VN hoặc liên hệ: 1900 555 552

Sản phẩm có bán tại nhà thuốc, siêu thị trên toàn quốc.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn