Hà Nội

Làm sao để ngăn ngừa thiếu máu cơ tim thầm lặng?

03-01-2020 10:44 | Y học 360
google news

SKĐS - Có đến 45% người đau tim nhưng không hề hay biết mình bị thiếu máu cơ tim, vì không có triệu chứng đau. Sự nguy hiểm của thiếu máu cơ tim thầm lặng là sự tiến triển của bệnh trong im lặng gây tổn thương cơ tim ở vùng tim bị thiếu máu và tăng nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh có thể làm giảm thiểu rủi ro tim mạch

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là một cơn đau tim xảy ra do động mạch vành bị co thắt hoặc, tắc hẹp hay bị nứt vỡ làm xuất hiện cục máu đông gây gián đoạn dòng máu lưu thông qua động mạch vành, nhưng người bệnh không có triệu chứng đau thắt ngực.

Thông thường khi bị thiếu máu cơ tim, bạn sẽ gặp các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực nhiều với cảm giác đau xé như dao đâm. Cơn đau có thể lan rộng ra cánh tay xuống đến bàn tay và các ngón tay, cổ, hàm, khó thở, đổ mồ hôi và chóng mặt. Nhưng nếu cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng xảy ra, bạn có thể không nhận ra chúng hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. (ảnh minh hoạ)

Tại sao phải cảnh giác với thiếu máu cơ tim thầm lặng?

Mặc dù thiếu máu cơ tim thầm lặng hay thiếu máu tim có triệu chứng thì người bệnh tim mạch vẫn phải đối với những rủi ro như:

- Nhồi máu cơ tim (do mảng xơ vữa nứt vỡ gây cục máu đông bít tắc lòng mạch)

- Rối loạn nhịp tim (do giãn đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu)

- Suy tim (do cơ tim bị thiếu nuôi dưỡng lâu ngày)

Nhưng điều đáng nói là thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với thiếu máu cơ tim có triệu chứng. Điều này cũng giải thích tại sao, nguy cơ tử vong ở người bị thiếu máu cơ tim thầm lặng cao gấp 3 lần người chỉ bị thiếu máu cơ tim thông thường.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì?

Động mạch vành là mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi tim. Nếu mạch máu này bị xơ vữa, vôi hóa, nứt vỡ hoặc co thắt đột ngột, lượng máu đến tim giảm có thể dẫn đến các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim.

Phần lớn người thiếu máu cơ tim có nguyên nhân từ bệnh động mạch vành, nhưng thực tế cũng có những người bị thiếu máu cơ tim thầm lặng mà không hề mắc bị xơ vữa mạch vành hay bệnh tim mạch trước đó.

Những người bị tiểu đường là người có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim thầm lặng. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các dây thần kinh bị tổn thương sẽ làm các dấu hiệu cảnh báo trở nên mờ nhạt hơn.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng cũng gặp ở người bệnh có ngưỡng chịu đau cao hoặc ở những người thường xuyên hút thuốc lá, thừa cân, ít tập thể dục, mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp lâu năm hoặc ở phụ nữ tiền mãn kinh. Những người đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó cũng hay gặp phải tình trạng này.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim thầm lặng. (ảnh minh hoạ)

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng

Dấu vết của thiếu máu cơ tim thầm lặng dễ dàng nhận thấy trên điện tâm đồ (EKG) hoặc siêu âm tim, nhưng lại rất khó để người bệnh tự nhận ra mình đang mắc kẹt trong tình trạng này. Bởi thiếu máu tim trong im lặng không có triệu chứng đau thắt ngực.

Mặc dù vậy, thiếu máu cơ tim thầm lặng không có nghĩa là nó hoàn toàn “im lặng”. Chỉ là do dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về căn bệnh này quá mờ nhạt nên thường bị  bỏ qua. Chẳng hạn như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kiệt sức thì thường đổ lỗi cho tuổi tác, do làm việc quá sức hay mất ngủ. Các triệu chứng chỉ điểm khác lại dễ nhầm lẫn với các bệnh không liên quan đến tim mạch.

Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh thiếu máu tim thầm lặng, người bệnh cần lắng nghe tín hiệu sức khỏe từ cơ thể mình. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cũng có thể nghi ngờ mình bị thiếu máu cơ tim thầm lặng:

- Người đột nhiên cảm thấy yếu đi, mệt mỏi, uể oải.

- Cảm thấy khó chịu ở ngực, ngực như có vật nặng đè ép. Triệu chứng này thường kéo dài vài phút, có thể biến mất hoàn toàn hoặc trở lại sau đó.

- Khó chịu ở các vùng trên của cơ thể, chẳng hạn như đau một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ hoặc đau hàm. Một số người có thể nhầm lẫn cảm giác khó chịu ở cổ, ngực với trào ngược dạ dày, khó tiêu và ợ nóng.

- Khó thở trước khi cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc cùng lúc.

- Có cảm giác buồn nôn hoặc choáng váng, đổ mồ hôi lạnh ở vùng đầu cổ

Các triệu chứng cảnh báo thiếu máu cơ tim thầm lặng. (ảnh minh hoạ)

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đừng gạt chúng sang một bên, ngay cả khi bạn không nghĩ chúng nghiêm trọng. Việc đến bệnh viện kiểm tra luôn có lợi để tránh những rủi ro nguy hiểm do thiếu máu cơ tim thầm lặng gây ra.

Một phương pháp khác là xét nghiệm máu tìm troponin T, một loại protein được giải phóng bởi các tế bào cơ tim bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được sử dụng trong các khoa cấp cứu cho bệnh nhân có triệu chứng đau tim.

Điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng như thế nào?

Bác sĩ có thể cho bạn dùng aspirin, thuốc chống đông máu hoặc các chất làm loãng máu khác để cải thiện lượng máu qua tim và ngăn ngừa cục máu đông. Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giảm nhịp tim, giãn mạch để giảm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, bạn còn có thể được dùng các thuốc giảm cholesterol máu, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc hạ huyết áp - nếu mắc những căn bệnh này.

Hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị này. Những trường hợp không đáp ứng tốt có thể cần can thiệp nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Dùng thuốc là phương pháp thường dùng để điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng. (ảnh minh hoạ)

Cách ngăn ngừa thiếu máu cơ tim thầm lặng hiệu quả

Không bao giờ là quá muộn để ngăn ngừa thiếu máu cơ tim thầm lặng, kể cả khi bạn đã từng bị trước đó. Việc ngăn ngừa cũng như những bệnh tim mạch khác thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống:

- Nếu bạn đang hút thuốc hay dừng hút thuốc.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

- Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.

- Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường máu bằng cách ăn giảm muối, giảm đường và chất béo xấu trong mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh.

- Hạn chế uống rượu bia (ít hơn 2 ly 1 ngày với nam giới và 1 ly với nữ giới)

- Ăn nhiều rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…), cá, các loại hạt và các loại đậu

- Tập luyện thể dục thường xuyên đều đặn: Bài tập tốt nhất là đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu với 1 quãng đường ngắn, sau đó tăng dần cường độ.

Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy vai trò của các thảo dược tự nhiên như đan sâm, hoàng đằng, cao natto... trong việc tăng cường máu nuôi tim cho người thiếu máu cơ tim. Nhờ tác dụng giãn mạch, giảm cholesterol, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và tiêu cục máu đông, việc sử dụng kết hợp các thảo dược này sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim giảm triệu chứng và nguy cơ biến chứng hiệu quả hơn.

Ra đời trên nền tảng ứng dụng các kết quả nghiên cứu kể trên, TPCN Ích Tâm Khang đã trở thành một trong những sản phẩm được người bệnh tim mạch khắp cả nước tin tưởng lựa chọn.

Hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, phù, mệt mỏi, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch của TPCN Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế. Kết quả này rất có ý nghĩa, giúp người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) nói riêng thêm cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, sống khỏe và trọn vẹn hơn.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tài liệu tham khảo: https://www.cardiosecur.com/magazine/specialist-articles-on-the-heart/silent-ischemia-symptoms-of-a-silent-heart-attack

https://www.texasheart.org/heart-health/heart-information-center/topics/silent-ischemia/

https://www.health.harvard.edu/heart-health/the-danger-of-silent-heart-attacks


Ý kiến của bạn