Hà Nội

Làm sao để có bộ ngực căng tròn, khỏe mạnh?

02-10-2018 10:09 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Bộ ngực được xem là niềm tự hào của phái nữ, từ tượng thần vệ nữ đến nàng Apsara đều được khắc họa với một bầu ngực căng tròn đầy sức sống. Đôi khi bộ ngực có những trắc trở của nó. Nếu đau kéo dài, cảm giác có khối u, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Giãn nở tuyến mồ hôi nhờ nội tiết

Theo BS. Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ngoại Tổng quát & Ung bướu (BV. Quận Thủ Đức, TP.HCM), bộ ngực được xem có chung nguồn gốc của tuyến mồ hôi. Khi còn giai đoạn bào thai, mầm ngực nguyên thủy có đường di chuyển từ hố nách đến vùng bẹn và chỉ có một tuyến phát triển hoàn chỉnh tại thành ngực như thường thấy. Tuy nhiên, một số ít chị em có thể có nhiều hơn một tuyến phát triển và gây một số tật bẩm sinh như thừa vú hoặc thừa núm vú, do đó trong giai đoạn có thai và cho em bé bú nếu chị em thấy có thêm một chỗ như đầu vú, thường ở vùng nách, tiết thêm sữa cũng đừng quá lo lắng.

Trước giai đoạn dậy thì, mô vú của bé nam và nữ giống nhau; nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố, mô tuyến vú của nữ phát triển rõ rệt về kích thước, các ống tuyến giãn nở, tăng khối lượng và tính đàn hồi của mô đệm, núm vú và quầng vú cũng phát triển theo tạo nên bầu ngực căng tròn của các thiếu nữ và cũng nhằm chuẩn bị cho việc tiết sữa nuôi con. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi người rất khác nhau, nhất là trong lúc mới dậy thì khi chu kỳ nội tiết chưa ổn định, do đó rất dễ nhận thấy ở một bé gái có thể có một bên ngực phát triển lớn hơn, nhanh hơn bên còn lại, hiện tượng này sẽ giảm đi theo thời gian. Ngay cả ở người trưởng thành không phải lúc nào 2 bên ngực cũng đều nhau, thông thường sẽ có một bên hơi lớn hơn bên còn lại.

Theo thời gian, các mô đệm của vú sẽ được thay thế bằng mô mỡ, do đó khi người phụ nữ lớn tuồi, bộ ngực sẽ dần mềm và võng hơn so với lúc trẻ.

Ngực căng  tròn...Tự kiểm tra ngực là một các hiệu quả để phát hiện các bất thường

Làm sao để có bộ ngực khỏe mạnh?

Nguyên tắc cơ bản: một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo một bộ ngực khỏe mạnh. Hiện nay có rất nhiều bài tập cũng như các loại thuốc được quảng cáo là làm săn chắc mô vú, nhưng thật sự không có phương pháp nào tác động trực tiếp đến mô vú. Các bài tập chủ yếu làm săn chắc phần cơ đệm bên dưới qua đó tạo cảm giác bộ ngực được nâng lên, tuy nhiên việc tập thể dục thường xuyên vẫn tốt cho sức khỏe, còn các loại thuốc, trong đó nhiều loại chứa chất nội tiết, có thể gây giữ nước lại bên trong làm cho người dùng tưởng bộ ngực lớn thêm nhưng chỉ là tạm thời mà thôi, do đó chị em phụ nữ nên tìm hiểu kỹ về các loại thuốc quảng cáo nhất là các loại mang tính “gia truyền”, “bí truyền” không rõ thành phần.

Ăn uống điều độ, cân bằng, uống nhiều nước, tập thể dục, giữ tinh thần lạc quan… là những cách đơn giản và hiệu quả để giữ cơ thể khỏe mạnh, săn chắc trong đó có bộ ngực. Mặc áo ngực thường xuyên không làm tăng nguy cơ ung thư vú, đây đơn giản chỉ là thói quen mỗi người. Lựa chọn áo ngực phù hợp, thoải mái sẽ giúp người phụ nữ tự tin và năng động hơn trong công việc.

Một bộ ngực đẹp là một bộ ngực hài hòa, cân đối với cơ thể. Nhiều chị em hay “đứng núi này trông núi nọ”, muốn tạo cho mình một tòa thiên nhiên “hùng vĩ” nhưng lạc điệu, điều đó có thể gây phản cảm, chưa kể đến nhiều biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ gây ra mà báo chí thường nhắc đến gần đây.

Căng đau có khi là hạnh phúc

Đôi khi bộ ngực có những trắc trở của nó. Thường nhất người phụ nữ cảm thấy ngực của mình căng đau khi gần đến ngày hành kinh, đây là chuyện rất bình thường do nội tiết tố, và đau thường hết khi hành kinh, do đó chị em không nên lo lắng, tuy nhiên nếu đau kéo dài, cảm giác có khối u, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tự kiểm tra ngực là một các hiệu quả để phát hiện các bất thường. Việc kiểm tra nên tiến hành sau sạch kinh 4 - 5 ngày, do lúc này mô vú mềm, dễ sờ phát hiện tổn thương. Không nên tự kiểm tra quá thường xuyên do mô vú tự thay đổi theo chu kỳ kinh nên khám ngực tại Giãn nở tuyến mồ hôi nhờ nội tiết

Theo BS. Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ngoại Tổng quát & Ung bướu (BV. Quận Thủ Đức, TP.HCM), bộ ngực được xem có chung nguồn gốc của tuyến mồ hôi. Khi còn giai đoạn bào thai, mầm ngực nguyên thủy có đường di chuyển từ hố nách đến vùng bẹn và chỉ có một tuyến phát triển hoàn chỉnh tại thành ngực như thường thấy. Tuy nhiên, một số ít chị em có thể có nhiều hơn một tuyến phát triển và gây một số tật bẩm sinh như thừa vú hoặc thừa núm vú, do đó trong giai đoạn có thai và cho em bé bú nếu chị em thấy có thêm một chỗ như đầu vú, thường ở vùng nách, tiết thêm sữa cũng đừng quá lo lắng.

Trước giai đoạn dậy thì, mô vú của bé nam và nữ giống nhau; nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố, mô tuyến vú của nữ phát triển rõ rệt về kích thước, các ống tuyến giãn nở, tăng khối lượng và tính đàn hồi của mô đệm, núm vú và quầng vú cũng phát triển theo tạo nên bầu ngực căng tròn của các thiếu nữ và cũng nhằm chuẩn bị cho việc tiết sữa nuôi con. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi người rất khác nhau, nhất là trong lúc mới dậy thì khi chu kỳ nội tiết chưa ổn định, do đó rất dễ nhận thấy ở một bé gái có thể có một bên ngực phát triển lớn hơn, nhanh hơn bên còn lại, hiện tượng này sẽ giảm đi theo thời gian. Ngay cả ở người trưởng thành không phải lúc nào 2 bên ngực cũng đều nhau, thông thường sẽ có một bên hơi lớn hơn bên còn lại.

Ngực căng  tròn...Nhũ ảnh vẫn là một phướng pháp chẩn đoán giúp tăng khả năng phát hiện các tổn thương vú không thể sờ thấy

Theo thời gian, các mô đệm của vú sẽ được thay thế bằng mô mỡ, do đó khi người phụ nữ lớn tuồi, bộ ngực sẽ dần mềm và võng hơn so với lúc trẻ.

Làm sao để có bộ ngực khỏe mạnh?

Nguyên tắc cơ bản: một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo một bộ ngực khỏe mạnh. Hiện nay có rất nhiều bài tập cũng như các loại thuốc được quảng cáo là làm săn chắc mô vú, nhưng thật sự không có phương pháp nào tác động trực tiếp đến mô vú. Các bài tập chủ yếu làm săn chắc phần cơ đệm bên dưới qua đó tạo cảm giác bộ ngực được nâng lên, tuy nhiên việc tập thể dục thường xuyên vẫn tốt cho sức khỏe, còn các loại thuốc, trong đó nhiều loại chứa chất nội tiết, có thể gây giữ nước lại bên trong làm cho người dùng tưởng bộ ngực lớn thêm nhưng chỉ là tạm thời mà thôi, do đó chị em phụ nữ nên tìm hiểu kỹ về các loại thuốc quảng cáo nhất là các loại mang tính “gia truyền”, “bí truyền” không rõ thành phần.

Ăn uống điều độ, cân bằng, uống nhiều nước, tập thể dục, giữ tinh thần lạc quan… là những cách đơn giản và hiệu quả để giữ cơ thể khỏe mạnh, săn chắc trong đó có bộ ngực. Mặc áo ngực thường xuyên không làm tăng nguy cơ ung thư vú, đây đơn giản chỉ là thói quen mỗi người. Lựa chọn áo ngực phù hợp, thoải mái sẽ giúp người phụ nữ tự tin và năng động hơn trong công việc.

Một bộ ngực đẹp là một bộ ngực hài hòa, cân đối với cơ thể. Nhiều chị em hay “đứng núi này trông núi nọ”, muốn tạo cho mình một tòa thiên nhiên “hùng vĩ” nhưng lạc điệu, điều đó có thể gây phản cảm, chưa kể đến nhiều biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ gây ra mà báo chí thường nhắc đến gần đây.

Căng đau có khi là hạnh phúc

Đôi khi bộ ngực có những trắc trở của nó. Thường nhất người phụ nữ cảm thấy ngực của mình căng đau khi gần đến ngày hành kinh, đây là chuyện rất bình thường do nội tiết tố, và đau thường hết khi hành kinh, do đó chị em không nên lo lắng, tuy nhiên nếu đau kéo dài, cảm giác có khối u, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tự kiểm tra ngực là một các hiệu quả để phát hiện các bất thường. Việc kiểm tra nên tiến hành sau sạch kinh 4 - 5 ngày, do lúc này mô vú mềm, dễ sờ phát hiện tổn thương. Không nên tự kiểm tra quá thường xuyên do mô vú tự thay đổi theo chu kỳ kinh nên khám ngực tại những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh có thể bắt gặp những thay đổi bình thường nhưng dễ gây nhầm lẫn và lo lắng không đáng có. Đầu tiên là nhìn quan sát toàn bộ vú, núm vú để phát hiện những chỗ co rút hay viêm loét trên vú, tiếp theo ở tư thế nằm, dùng một gối nhỏ kê từng bên vai, dùng bàn tay để khám vú đối bên (lưu ý giữ bàn tay phẳng) và khám theo từng 1/4 của vú (có thể di chuyển cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ đều được), quan trọng là không bỏ sót vùng nào của vú. Nếu có bất thường chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa.

Ung thư vú: bệnh lý ác tính thường gặp

Theo các chuyên gia ung thư, ung thư vú là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong liên quan đến ung thư. Tại Việt Nam, suất độ ung thư vú ước tính khoảng 16,2/100.000 dân, với xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong những năm qua, các hiểu biết về ung thư vú ngày càng tiến bộ đáng kể. Hiện nay, điều trị ung thư vú là sự phối hợp đa mô thức giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật và xạ trị với các phương pháp điều trị toàn thân bằng hóa chất và nội tiết. Các loại thuốc mới hiệu quả hơn, ít độc tính hơn đã được vào sử dụng. BV. Ung Bướu TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận và điều trị hơn 1.000 trường hợp ung thư vú, trong đó có nhiều trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.

Bệnh nhân được điều trị đầu tiên bằng phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch, sau đó hóa trị hỗ trợ, xạ trị bổ túc. Điều trị nội tiết được áp dụng sau cùng. Một khảo sát tại BV. Ung bướu cho thấy, với các điều trị đa mô thức ở những bệnh nhân được phát hiện giai đoạn sớm, tỉ lệ sống còn không bệnh 60 tháng sau điều trị là 80,8%.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng đạt được nhiều tiến bộ. Hiện nay, nhũ ảnh vẫn là một phướng pháp chẩn đoán giúp tăng khả năng phát hiện các tổn thương vú không thể sờ thấy. Định vị khối u trước khi phẫu thuật rất quan trọng, giúp giảm kết quả âm tính giả và giảm kích thước của mô vú bị cắt bỏ và biến dạng ngực.


AN QUÝ
Ý kiến của bạn