Hà Nội

Làm sao cải thiện chứng nhớ nhớ quên quên?

30-05-2017 09:00 | Bệnh người cao tuổi
google news

SKĐS - Có cha mẹ già, bạn luôn gặp cảnh các cụ cứ nhớ nhớ quên quên. Thương cha mẹ, bạn rất muốn có một “phương thuốc” để giúp họ cải thiện tình trạng này. Chúng tôi xin bật mí giúp bạn

Nghiên cứu của bác sỹ Sharad P.Paul cho biết: bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ngăn ngừa, cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Bác sĩ Sharad P.Paul

Bác sĩ Sharad P.Paul

Đảm bảo giấc ngủ

Bác sĩ Paul cho biết: các bài tập giảm stress như yoga, thể dục dưỡng sinh…sẽ giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ của người cao tuổi. Đồng thời áp dụng chế độ ăn kiêng, tránh các chất kích thích như nước trà, cà phê... vào buổi tối để không làm trầm trọng thêm sự mất ngủ.

Đảm bảo giấc ngủ giúp nồng độ beta-amyloid trong máu phòng bệnh Alzheimer

Đảm bảo giấc ngủ giúp nồng độ beta-amyloid trong máu phòng bệnh Alzheimer

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Theo những nghiên cứu trước đây, những người ngủ ít có nồng độ beta-amyloid cao hơn. Đây là loại protein được cho là chất xúc tác trong bệnh Alzheimer, một trong những dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Theo bác sĩ Paul: để ngăn ngừa sa sút trí tuệ, chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp ích cho mọi người chống sa sút trí tuệ. Chế độ ăn này thường là: ăn một lượng lớn trái cây, rau, dầu olive, đậu, ngũ cốc như lúa mì và gạo, cùng với lượng thịt đỏ tối thiểu, lượng rượu và sữa vừa phải. Nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi ăn theo chế độ ăn giống ở Địa Trung Hải đã cải thiện chất lượng và chức năng của não so với các loại thực phẩm khác. Những người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải có sự khác biệt về nguy cơ mất trí nhớ so với người không ăn theo chế độ này.

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp cho mọi người chống sa sút trí tuệ

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp cho mọi người chống sa sút trí tuệ

Thường xuyên tập thể dục

Bác sĩ Paul cho rằng các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng trong cơ thể, giúp bạn giảm căng thẳng và hạ huyết áp. Bởi tình trạng huyết áp ổn định ở mức trung bình ( 120mmHg / 80mmHg ) là một trong những yếu tố giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe và sự minh mẫn. Như vậy việc duy trì các hoạt động thể chất ở bất cứ độ tuổi nào cũng là một cách tuyệt vời để tránh sa sút trí tuệ.

Người cao tuổi thường xuyên tập thể dục giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Người cao tuổi thường xuyên tập thể dục giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Nên học ngoại ngữ

Bạn nghe có thể nghĩ : điều này có vẻ không liên quan đến tình trạng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh: việc học một ngôn ngữ mới có thể giúp não bộ của bạn làm việc nhiều hơn và chống lại sự khởi phát của chứng mất trí nhớ.

Bác sĩ Paul cho  biết : quá trình học tập và khám phá một ngôn ngữ mới kích thích các kết nối thần kinh mới trong não, điều này chủ yếu giúp cải thiện “đường truyền của nơ-ron thần kinh”.

người cao tuổi sống khỏe

Mặc dù việc học một ngôn ngữ mới là có lợi khi chúng ta già đi, thế nhưng tuổi tác cũng làm cho việc học tập này trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn đừng nản, hãy thử học một thứ tiếng mà bạn thích như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga hay tiếng Trung…Bởi việc học sẽ giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ khi chúng ta học những từ và kỹ năng mới.

Nói không với thuốc lá, thuốc lào

Việc từ bỏ hút thuốc lá thuốc lào, shisha và tránh hít phải khói từ những người hút thuốc là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, cải thiện tình trạng nhớ nhớ quên quên. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Alzheimer Quốc tế cho biết: người hút thuốc có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn 45% so với những người không hút thuốc, bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và thụ động ( hít khói từ người hút thuốc). Vì vậy, phải nói không với thuốc lá, thuốc lào, shisha càng sớm càng tốt, theo đó bạn sẽ giảm được nguy cơ sa sút trí tuệ, lão hóa trí não.

Bỏ hút thuốc và tránh hít phải khói là một biện pháp hiệu quả nhất để giảm mắc sa sút trí tuệ

Hạn chế uống rượu bia

Cùng với việc bỏ hút thuốc, việc kiêng hẳn hoặc hạn chế uống rượu bia, nghĩa là giảm hẳn lượng chất cồn đưa vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi. Bác sỹ Paul cho biết: “Tốt nhất là uống 1-2 ly mỗi ngày vì uống quá 3 ly rượu có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp của bạn”. Hơn thế nữa, việc uống rượu với số lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ giảm khả năng hình thành các cục máu đông và làm giãn mạch máu. Cho nên nếu bạn không uống rượu, thì tốt nhất đừng thử với đồ uống này, vì lợi ích sức khỏe của bạn. Còn nếu bạn đã từng uống thì hãy thực hiện điều độ chỉ nên dùng 1-2 ly nhỏ mỗi ngày.


BS. Ninh Hồng
Ý kiến của bạn