(Trần Tuyết Lan - Bình Thuận)
Kinh nguyệt là trạng thái sinh lý bình thường ở nữ giới, trung bình có khoảng 500 lần hành kinh trong cả cuộc đời, khi mới bắt đầu hành kinh khoảng 2 - 3 năm đầu đời, chức năng của buồng trứng phát triển chưa được hoàn thiện, nên việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định nên được gọi là “chu kỳ”, phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 - 30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3 - 5 ngày, tức là người có chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng từ 21 - 35 ngày với nhịp độ tương đối ổn định, cũng được xem là bình thường.
Về cách xác định thời gian để tránh xa ngày rụng trứng, có nhiều cách để tính như: dựa chu kỳ kinh nguyệt, nếu chu kỳ kinh nguyệt đều thì lấy cả thời gian của chu kỳ chia 2, thì ra ngày rụng trứng, ví dụ nếu chu kỳ của em là 28 ngày thì ngày rụng trứng là 14, nếu 32 ngày thì ngày rụng trứng là 16… Tuy nhiên, nếu chu kỳ không đều thì cách tính này không chính xác mà dựa vào một số yếu tố khác như : đo thân nhiệt mỗi sáng trước khi xuống giường vào một giờ nhất định, ghi lên bảng theo dõi, ngày trứng rụng thì thân nhiệt đột ngột tăng lên 0,3 - 0,5 độ C. Phương pháp dùng que thử LH, dựa trên sự biến đổi nồng độ LH trong chu kỳ kinh nguyệt, khi LH trong nước tiểu đạt đến nồng độ cao nhất thì trứng rụng sau 12 - 24 tiếng, thử 2 ngày trước ngày nghi rụng trứng. Siêu âm nang noãn (trứng), sau 2 - 3 ngày thấy dịch cổ tử cung dính ướt trong đồ lót, có thể đi siêu âm hoặc tính theo vòng kinh nếu đều, đi siêu âm trứng trong 3 ngày liên tiếp nghi ngờ. Ngoài ra, xác định rụng trứng với các dấu hiệu khác như: ngày trứng rụng, ở lỗ cổ tử cung có một chất dịch nhờn và trong; người nữ thường có cảm giác thích quan hệ; vú nở to và có cảm giác căng cứng.
Với phần trình bày như trên, hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin thật cần thiết, để xác định được mà tránh xa ngày rụng trứng, đảm bảo tương đối an toàn sau quan hệ.