Hà Nội

Làm gì khi lên cơn hen cấp tính?

03-10-2019 10:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA) năm 2005, trên thế giới có tới 300 triệu người mắc hen phế quản/hen suyễn, 25 vạn người chết do hen hàng năm. Ở nước ta, tỷ lệ mắc hen trung bình là 3,9% dân số, tương đương với 4 triệu người mắc.

Bệnh hen đã khiến 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Mỗi năm 3.000 người chết do hen, các trường hợp tử vong do hen thường là do bệnh nhân không thể qua khỏi cơn hen phế quản (hay đợt cấp của hen). Vì vậy việc xử trí cơn hen phế quản cấp là hết sức quan trọng nhằm giúp bệnh nhân tránh những rủi ro đáng tiếc.

Bệnh hen và cơn hen

Khi mắc hen phế quản, các đường thở trong phổi bị viêm và hẹp lại, tình trạng này lúc nào cũng hiện diện, ngay cả khi người bệnh cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng khi người bệnh tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ gây hen thì tình trạng viêm tăng lên: niêm mạc bị sưng thêm và tiết rất nhiều niêm dịch là bít lòng ống, các dải cơ quấn quanh ống co thắt lại, làm đường thở ngày càng hẹp hơn. Không khí qua ống và phế nang rất khó khăn. Khi đó người bệnh cảm thấy khó thở, nặng ngực, khò khè – Lúc này người bệnh đang ở trong cơn hen cấp. Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu chi. Tình trạng trên nếu kéo dài người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não làm bệnh nhân bị ngất, mất ý thức… có thể tử vong. Nhằm hạn chế tối đa việc phải nhập viện hoặc tử vong do cơn hen phế quản bệnh nhân cần xử trí đúng cơn hen phế quản ngay từ đầu.

Làm gì khi lên cơn hen cấp tính?

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen cấp tính, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất...

Tiếp theo là sử dụng thuốc cắt cơn tùy theo mức độ cơn hen cấp tính.

Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):

- Xịt họng 1-2 nhát

Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thường là trẻ em, người lớn tuổi thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí. Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?

- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 nhát/lần)

- 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng

Nếu cơn hen phế quản nặng (các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc dãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc giãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.

Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid xịt 2 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh..

Ngoài dùng thuốc xử trí cơn hen, Đông y cũng có một số phương pháp bấm huyệt giúp giảm phần nào cơn hen cấp tính (với cơn hen phế quản nhẹ).

Xem thêm tư vấn của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam về kỹ về xử trí tại chỗ khi lên cơn hen qua chương trình tư vấn trực tuyến Bệnh hen- Cách điều trị và dự phòng hiệu quả:

Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp bệnh nhân có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản để kiểm soát bệnh sớm nhất.

Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen phế quản, viêm phế quản và COPD tại website: www.benhhen.vn

Tổng đài theo dõi tư vấn điều trị miễn phí: 1800 545435

Thông tin về Thuốc Điều trị dphòng hen phế quản đã được BY tế cấp phép:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn