Làm gì khi bị vô sinh hoặc khó thụ thai

07-04-2016 10:02 |
google news

SKĐS - Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhângây vô sinh và khó thụ thai ở phụ nữ như: mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, suy buồng trứng, lạc nội mạc buồng trứng… Và một trong số các nguyên nhân phổ biến, được nhiều chị em quan tâm hiện nay là do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,…

Hậu quả khôn lường của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Hậu quả đối với bản thân người phụ nữ:

-         Gây khó chịu, mất tự tin và tạo nên nhiều rối loạn trong cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ.

-         Gây hậu quả xấu đối với sức khỏe người phụ nữ, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, đau vùng tiểu khung, …

-         Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của phụ nữ như gây vô sinh, chửa ngoài tử cung, có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối non, thai chết lưu,…

Hậu quả đối với thai nhi:

-         Thai phụ nhiễm nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ.

-         Viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi có thể gây đẻ non, thai nhẹ cân và ối vỡ sớm.

-         Nhiễm trực khuẩn Gram âm có thể gây đẻ non, nguy cơ đẻ từ tuần thứ 34-37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh.

-         Lậu cầu và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm kết mạc thể vùi ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu sau đẻ và khoảng 10-20% trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm Chlamydia trachomatis bị viêm phổi trong khoảng 1 tháng tuổi.

-         Liên cầu Beta tan huyết gây đẻ non và vỡ ối sớm. Ngoài ra, còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm da, viêm phổi, viêm não,…

-         Xoắn khuẩn giang mai gây sảy thai muộn, đẻ non, thai chết lưu. Giang mai bẩm sinh (do nhiễm từ mẹ) có thể tiềm tang ở da, niêm mạc, hệ thần kinh của thai nhi, gây bệnh răng Hutchinson (hai răng cửa trên chệch hướng, bờ lõm hình bán nguyệt, bờ dưới hẹp), mũi hình yên ngựa, viêm giác mạc hoặc điếc. Bệnh có thể chưa xuất hiện trong vài tuần đầu đời sau đẻ.

Như vậy, rõ ràng viêm nhiễm phụ khoa là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ của người phụ nữ như gây vô sinh, khó thụ thai, chửa ngoài tử cung, gây đẻ non, vỡ ối sớm, thai chết lưu,….

Ví dụ, ảnh hưởng cụ thể của viêm lộ tuyến cổ tử cung tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như sau:

Sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, vì đây là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công như trùng roi âm đạo, nấm, tạp khuẩn hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác…. gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên gây viêm dính tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung,…. Đây là lý do thường gặp gây vô sinh, đặc biệt là vô sinh thứ phát.

Ngoài ra, lộ tuyến làm cho lượng dịch trong âm đạo thường xuyên nhiều hơn bình thường gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời làm PH âm đạo thay đổi sẽ tiêu diệt tinh trùng ngay khi vừa vào đến âm đạo. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây khó thụ thai và có thể gây vô sinh.

Trong khi, viêm lộ tuyến cổ tử cung rất khó điều trị dứt điểm

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có kèm hoặc không kèm viêm phần phụ, đã được điều trị bằng thuốc đặt và kháng sinh.., nhưng vẫn bị tái phát hoặc tái nhiễm nhiều lần sau khi bệnh đã tạm ổn nhờ được điều trị bằng thuốc tây. Kể cả các phương pháp diệt tuyến hiện đại như đốt điện, đốt lazer, đông lạnh cũng không giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Đây là hậu quả của việc điều trị bằng kháng sinh (uống, đặt âm đạo) diệt hết vi khuẩn có hại thì diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Mất cân bằng PH âm đạo cùng với lộ tuyến làm cho khí hư ra nhiều hơn là môi trường cực kỳ thuận lợi cho nhiễm nấm, trùng roi, tạp khuẩn,….xâm nhập gây tái phát hoặc tái nhiễm bệnh.

Đột phá trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác:

Để chữa khỏi hoàn toàn viêm lộ tuyến cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tránh ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của chị em, cần phải thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

-          Diệt hết tác nhân gây viêm bằng thuốc đặc trị (thuốc đặt, uống theo đơn của bác sĩ phụ khoa)

-          Phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

-          Diệt lộ tuyến (nếu tình trạng lộ tuyến nặng và/hoặc rộng) bằng các phương pháp hiện đại như đốt điện, áp lạnh, tia lazer,…. ). Trường hợp nhẹ có thể không cần diệt tuyến.

-          Đồng thời sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược quý như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng Bá, Khổ sâm, diếp cá, dây ký ninh kết hợp với Immune Gamma, giúp cân bằng PH âm đạo, kiểm soát dịch tiết âm đao, giúp lành tổn thường, giảm thiểu nguy có gây ung thư cổ tử cung và vô sinh, hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm nhiễm phụ khoa nói chung và viêm lộ tuyến cổ tử cung nói riêng.

-          Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có PH=[4-6], có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm nhẹ dịu.

-          Quan hệ lành mạnh, an toàn, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Hãy gọi: 1900.1259 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

nữ vương new

nữ vương new

>


Ý kiến của bạn