Làm gì để ngăn ngừa biến chứng của bệnh sởi?

19-12-2024 06:57 | Phòng mạch online

SKĐS - Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi.

Dự phòng bệnh sởi cho trẻ trong mùa đông xuânDự phòng bệnh sởi cho trẻ trong mùa đông xuân

SKĐS - Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan ở những khu vực đông người như: Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch.

Ước tính hàng năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi. Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo các biến chứng như viêm phế quản, viêm tai, tiêu chảy. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến nặng.

Nhiều bệnh nhi mắc sởi bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị nội trú cho 270 trẻ bị mắc sởi. Trong đó có 3 ca nặng phải thở máy, 40 ca thở oxy và 50 ca phải thở áp lực dương qua mũi.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay số ca nhập viện do sởi vẫn liên tục tăng, từ 129 ca ngày 1/11/2024 lên 270 ca vào ngày 12/12/2024. Số ca đến khám ngoại trú cũng tăng từ 76 ca ngày 1/11/2024 lên 271 ca vào ngày 12/12/2024.

Đáng chú ý hầu hết các ca nhập viện đều bị biến chứng viêm phổi. Trong đó có 1 ca bị tổn thương gan nặng, đó là bé N.H.M.Q., 12 tháng tuổi, ngụ tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bé Q., nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ 7 ngày liên tục, tiêu phân lỏng 3 - 4 lần/ngày, ho, sổ mũi. Ngày thứ 7 sau khi phát bệnh, bé vẫn còn sốt cao, phát ban vùng mặt, li bì.

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng của bệnh sởi?- Ảnh 2.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Những trẻ không được tiêm phòng sởi, những trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nguy cơ mắc sởi cao cùng các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sởi gồm:

Tiêu chảy và nôn mửa: Đây là biến chứng phổ biến nhất, có thể dẫn đến mất nước quá nhiều trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1/12 bệnh nhân sởi.

Nhiễm trùng tai: Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi là nhiễm trùng tai do vi khuẩn. Điều này xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Nhiễm trùng tai không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

Viêm phế quản, viêm thanh quản: Bệnh sởi có thể dẫn đến kích ứng và sưng tấy (viêm) đường hô hấp (viêm thanh khí phế quản). Nó cũng có thể dẫn đến viêm các thành bên trong lót đường dẫn khí chính của phổi (viêm phế quản). Bệnh sởi cũng có thể gây viêm thanh quản.

Viêm phổi: Bệnh sởi thường có thể gây nhiễm trùng phổi (viêm phổi). Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể phát triển một loại viêm phổi đặc biệt nguy hiểm mà đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Viêm não: Khi mắc bệnh sởi có thể bị biến chứng viêm não - não bị kích thích và sưng. Viêm não có thể xảy ra ngay sau khi bị sởi hoặc cho đến vài tháng sau. Viêm não có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Phương pháp phòng ngừa sởi tốt nhất chính là tiêm phòng vaccine ngừa sởi. Khi bị sởi cần điều trị sớm, tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, đặc biệt ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên nên cho trẻ tiêm vaccine sởi. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, nên tiêm cho trẻ 2 mũi. Mũi 1 nên tiêm khi trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 - 24 tháng tuổi. Tiêm đủ vaccine phòng sởi sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ lên đến 99%, bảo vệ bé an toàn trước sự lây lan nguy hiểm của dịch bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cả người lớn và trẻ em. Giữ vệ sinh cũng là cách hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus hiệu quả. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng. Đồng thời có thể cho trẻ học cách vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Điều này có thể giúp làm sạch khoang mũi và khoang họng, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đặc biệt ở nơi trẻ thường xuyên vui chơi sẽ giúp hạn chế lây lan virus. Đặc biệt cả người lớn và trẻ em nên tránh tiếp xúc với người có nguy cơ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh sởi.
  • Đối với người mắc bệnh sởi thì nên sử dụng khẩu trang. Người chăm sóc và các nhân viên y tế hay thậm chí cả người khỏe mạnh cũng nên đeo khẩu trang đầy đủ để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.

Tóm lại: Bệnh sởi có khả năng lây bệnh nhanh chóng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên quan sát và chú ý các triệu chứng bất thường ở trẻ và thăm khám sớm cùng các chuyên gia y tế. Đặc biệt không nên cho trẻ sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ở trẻ chưa từng bị bệnh sởi và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi sẽ có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao. Vì thế, phụ huynh không nên chủ quan và hãy cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh trước tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?

SKĐS - Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn và trẻ em.

BS. Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn