Nếu thức khuya cháu thường bị ngủ gật nên cũng chẳng học được gì. Cháu rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn.
tham (thamwin123@gmail.com)
Giấc ngủ giúp hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập. Một ngày người lớn cần ngủ 6-8 giờ (với điều kiện ngủ sâu chứ không chập chờn mơ màng). Nếu ngủ chỉ 3-5giờ/ngày là thiếu ngủ. Nếu 1 tuần vài ba ngày ngủ ít rồi sau đó có thời gian để ngủ bù thì không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu cứ ngủ ít kéo dài cơ thể sẽ suy nhược, sức đề kháng sẽ giảm và dễ bị bệnh. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi người cũng sẽ khác nhau, có người ngủ 5 giờ/ngày cũng thấy đủ nhưng có người ngủ 8 giờ/ngày cũng vẫn thấy buồn ngủ. Các cháu đang tuổi thanh niên các cụ thường nói là “đang tuổi ăn tuổi ngủ” nên nếu không bố trí thời gian biểu khoa học thì sẽ không hoàn thành tốt được bài vở là nguyên nhân gây stress hệ luỵ đến kết quả học tập. Tuy nhiên, ngủ gật khi học có nhiều lý do: thói quen ngủ nhiều, do thiếu máu, do não thiếu đường... Vấn đề không phải cứ ngày nào cũng cố thức đến 2-3 giờ sáng để học mà hãy chọn giờ nào học mà ta thấy tiếp thu bài tốt nhất. Sở dĩ có bạn đã thành thói quen thức đến 2-3 giờ sáng học vì thời điểm này yên tĩnh nên bạn ấy tập trung hơn, học hiệu quả hơn. Điều cần biết muốn có thói quen đều phải rèn. Lời khuyên đối với cháu lúc này là sắp lại thời gian biểu, dành thời gian thích hợp để tập luyện thể thao, ăn uống hợp lý để cơ thể không thiếu dinh dưỡng. Nếu thức khuya học thì nên ăn thêm bữa phụ như uống cốc sữa nóng lúc giũa đêm. Nếu buồn ngủ quá cháu có thể chợp mắt ngủ 20-30 phút rồi đặt đồng hồ báo thức để nhớ giấc dậy để học. Hoặc cháu có thể học nhóm cùng bạn để không bị ngủ gật.