Ô nhiễm trong nhà cao gấp 5 lần ngoài trời
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental protection agency) của Mỹ, nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong nhà, bao gồm những chất như khí có tính phóng xạ tự nhiên, amiang bông sợi, ô nhiễm sinh học, các chất keo có trong gỗ ép, hợp chất hữu cơ, khói thuốc, khói bếp… cao hơn 2 – 5 lần so với ngoài trời.
Hiểu một cách đơn giản, một ngôi nhà sẽ có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau: sưởi ấm, nấu ăn, vệ sinh dọn dẹp đồ đạc, khói thuốc lá, nước hoa và đồ nội thất. Ngay cả những hành động đơn giản cũng làm khuấy động những hạt bụi. Theo các chuyên gia Hội Hen – Dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam, trong số các tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà, đáng chú ý nhất phải kể đến nấm mốc, côn trùng, lông chó, mèo, phấn hoa… được coi là các dị nguyên, tác nhân chính gây khởi phát dị ứng, hen suyễn, khó thở….
Tuy nhiên con người thường ít quan tâm và cảm nhận được mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong phòng hay ngôi nhà của mình gây ra. Có một số cách giúp bạn nhận biết ô nhiễm trong nhà, đó là thông qua tần suất và mức độ mắc các bệnh như dị ứng, khó thở, sổ mũi, xoang, hen suyễn... Nếu gia đình có người mắc các chứng bệnh này, bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Chẳng hạn sử dụng máy đo chất lượng không khí cầm tay để theo dõi thông qua chỉ số PM2.5. Hạt PM2.5 là những hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cách hạn chế ô nhiễm
Một trong những yếu tố đầu tiên để cải thiện chất lượng không khí trong nhà là thường xuyên vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà để hạn chế sự lưu cữu của bụi, môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, thoáng mát bằng cách mở tung các cánh cửa khi thời tiết cho phép và tạo ra một môi trường không hút thuốc trong nhà cũng như hạn chế sử dụng sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… Các tác nhân gây hại như khí thải từ ô tô, xe máy, khói từ bếp than, bếp dầu... cần hạn chế.
Ảnh minh họa
Lý tưởng nhất là một khuôn viên rộng rãi thoáng mát với cây xanh bao bọc xung quanh, tuy nhiên, ở các thành phố lớn hay các khu đô thị, thì điều này là không tưởng. Các khu nhà thường mọc san sát nên môi trường sống thường rất chật chội và thiếu không gian. Bởi vậy muốn cải thiện chất lượng không khí tươi mới, sạch bụi trong phòng thì “đóng cửa bật điều hòa” chưa giải quyết nổi, một giải pháp là trang bị hệ thống lọc không khí, chẳng hạn như hệ thống quạt cấp khí sạch công nghệ Đức – Blauberg. Công nghệ này được coi là giải pháp hiệu quả giúp thông gió, khử mùi và có hiệu suất thu hồi nhiệt cao… phù hợp với các căn hộ, văn phòng, nhà hàng, cơ sở chăm sóc trẻ em, không gian công cộng như nhà xưởng, phòng y tế….