1. Giảm cân có làm nhỏ vòng 1?
Ngực chủ yếu được cấu tạo từ mỡ, tuyến vú và mô liên kết. Khi chúng ta giảm cân, lượng mỡ trong cơ thể cũng giảm đi, mỡ ở ngực cũng sẽ giảm. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến việc giảm cân sẽ làm cho ngực nhỏ hơn.
Nếu muốn giảm cân mà không giảm ngực, trước tiên bạn phải hiểu mình có loại ngực nào. Nói chung, ngực thường được chia thành:
- Loại mô tuyến vú: Kích thước ngực chủ yếu được quyết định bởi gen di truyền. Tuổi tác, cân nặng, tình trạng nội tiết tố và số lần mang thai trước đều có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ và mô tuyến trong vú. Ở những người có tỷ lệ mô tuyến vú cao hơn thì dù có giảm cân ngực cũng không dễ nhỏ hơn.
- Loại mô mỡ: Ngược lại người ngực có nhiều mô mỡ, khi giảm cân, một lượng lớn mỡ ở ngực sẽ giảm đi, dễ khiến vòng 1 bị teo lại nhanh chóng.
Vậy làm thế nào để xác định loại ngực? Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn xác định:
- Cách 1: Nằm ngửa trên giường, nếu ngực còn săn chắc thì có thể là mô tuyến vú, nếu ngực chảy và mềm thì có thể là loại mô mỡ.
- Cách 2: Để phán đoán chính xác hơn, bạn cũng có thể đến bệnh viện siêu âm ngực để đo độ dày lớp mỡ.
2. Mẹo giảm cân mà không làm giảm kích thước vòng 1
Mặc dù không thể tránh khỏi việc chu vi vòng một sẽ giảm đi đôi chút trong quá trình giảm cân nhưng để hạn chế tình trạng này, chúng ta có thể chú ý hơn đến những điểm sau:
- Chỉnh sửa tư thế xấu: Không chú ý đến tư thế khi tập luyện khiến các cơ cục bộ không được căng đúng cách là nguyên nhân quan trọng khiến ngực chảy xệ. Ngoài ra, nếu không chú ý duy trì tư thế ngủ như nằm sấp sẽ khiến các mô ngực bị chèn ép, làm ngực bị lão hóa sớm và biến dạng.
- Mặc áo ngực thể thao phù hợp khi tập luyện: Ngực chủ yếu dựa vào các mô liên kết để hỗ trợ giữ cho ngực săn chắc, khi tập luyện, trọng lực sẽ liên tục kéo các mô liên kết ở ngực xuống dưới, nếu bạn không mặc đồ lót phù hợp sẽ dễ dẫn đến ngực chảy xệ, làm cho ngực trông nhỏ hơn.
- Tăng cường tập luyện cơ ngực một cách hợp lý: Hình dáng của cơ ngực cũng sẽ ảnh hưởng đến kích thước của ngực, khi tập luyện để giảm cân, bạn đừng quên tập một số bài tập sức mạnh cho cơ ngực, giúp ngực săn chắc hơn.
- Duy trì sự ổn định nội tiết, đặc biệt là estrogen: Nội tiết bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giấc ngủ, chế độ ăn uống, tập thể dục, căng thẳng... Các tuyến nội tiết bao gồm các tuyến sinh dục, tiết ra các hormone như estrogen có ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì vú. Rối loạn nội tiết như ăn kiêng quá mức và tập thể dục quá mức có thể gây rối loạn. Hơn nữa, với sự mất cân bằng nội tiết, rất khó để đạt được việc giảm cân lâu dài.
- Chú ý chế độ ăn uống: Mô liên kết là chìa khóa để giữ cho ngực săn chắc, thành phần chính của mô liên kết là collagen, bổ sung collagen thích hợp có thể giúp ngực không bị xẹp, chảy xệ. Bạn nên thường xuyên ăn dâu tằm và các loại trái cây mọng nước, các loại rau có màu xanh đậm, đỏ giúp cơ thể tổng hợp collagen. Ngoài ra, estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ căng đầy của ngực, isoflavone đậu nành giúp bổ sung estrogen, vì vậy cần ăn các thực phẩm giàu isoflavone đậu nành như đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Giảm béo cấp tốc: Nên tiêm giảm béo hay hút mỡ?