Làm gì để công tác truyền thông y tế thêm hiệu quả?

14-07-2023 15:20 | Y tế

SKĐS - Khi truyền thông về y tế cần theo nguyên tắc 3 C: Chủ động, chủ động và chủ động. Theo đó cần chủ động nắm bắt thông tin, chủ động cung cấp thông tin và chủ động xử lý thông tin trên nguyên tắc nhanh, kịp thời, phối hợp, sáng tạo và đa phương tiện...

Mạng lưới truyền thông y tế rộng khắp, lan toả với 1.500 'cánh tay nối dài'

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương xác định vai trò to lớn của công tác truyền thông y tế, trong thời gian qua Bộ Y tế đã ban hành Quy chế phát ngôn tại Quyết định số 56/QĐ-BYT ngày 10/01/2023 và Kế hoạch thông tin, truyền thông y tế năm 2023 tại Quyết định số 1886/QĐ-BYT ngày 18/4/2023 nhằm triển khai Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách và chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế từ Trung ương đến địa phương, thúc đẩy việc đổi mới nội dung, phương thức cung cấp thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác truyền thông y tế; Từ đó, tạo nên dòng thông tin chính thống; thiết lập và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí, nhà báo với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị chuyên môn trong và ngoài ngành y tế, tạo được sự ủng hộ và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Làm gì để công tác truyền thông y tế thêm hiệu quả? - Ảnh 1.

Bộ Y tế đã thiết lập mạng lưới truyền thông y tế rộng khắp, lan toả với 1.500 'cánh tay nối dài'

Thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy công tác truyền thông y tế, tuy nhiên do y tế là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, do đó nhằm tăng cường hiệu quả công tác truyền thông y tế và truyền thông chính sách thời gian tới, Bộ Y tế sẽ thiết lập Mạng lưới cán bộ truyền thông ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, mỗi đơn vị sẽ cử một cán bộ làm đầu mối truyền thông để cung cấp, tiếp nhận và phản hồi thông tin liên quan đến đơn vị.

Thông tin tại Hội nghị Hướng dẫn công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế và triển khai Quy chế phát ngôn của Bộ Y tế năm 2023 khu vực phía Bắc do Bộ Y tế tổ chức mới đây, TS.BS Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ, kiêm Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có 1500 cán bộ truyền thông y tế trên toàn quốc từ Trung ương đến địa phương đăng ký tham gia mạng lưới.

Truyền thông y tế theo hướng nào?

Cũng tại hội nghị trên, trong phần trao đổi và thảo luận về việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông y tế trong thời gian tới nhiều lãnh đạo các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế đã thống nhất cho rằng thông tin về y tế phải đảm bảo tính thời sự, nhưng phải mang tính chuẩn xác, có tính chất định hướng cho người dân về triển khai thực hiện chính sách, về các vấn đề 'nóng' của ngành, cũng như các thành tựu trong khám chữa bệnh, phòng chống dịch hay cả sự sự cố y khoa...

TS.BS Trần Đăng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế nói: Có những sự cố y khoa về lĩnh vực bà mẹ trẻ em của các bệnh viện, của cơ sở y tế tuyến dưới, chúng tôi thường biết thông tin 'chậm' hơn truyền thông. Do đó, đề nghị các cơ sở y tế tuyến dưới, các bệnh viện tuyến trên khi xảy ra sự cố y khoa cần chủ động báo cáo, thông tin về /Cục của Bộ được qiao quản lý nhà nước lĩnh vực đó để chúng tôi chủ động trong phối hợp với các đơn vị có hướng xử lý kịp thời, thống nhất thông tin nhằm cung cấp thông tin chuẩn cho cộng đồng hiểu đúng, chia sẻ với ngành.

Làm gì để công tác truyền thông y tế thêm hiệu quả? - Ảnh 2.

ThS Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ TW, Bộ Y tế

Đồng tình với ý kiến trên, TS.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh nói chung cần chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông, thông tin đến cộng đồng, đặc biệt là truyền thông về thành tựu, khuyến cáo phòng, chống bệnh.

"Chúng tôi đánh giá cao các bệnh viện, các cơ sở y tế đã chủ động trong truyền thông trên nhiều kênh như website, fanpage của đơn vị. Tuy nhiên, việc truyền thông này cần đa dạng hơn và cập nhật hơn, có nhiều website chúng tôi vào xem thông tin thấy vẫn còn nhiều nội dung chưa cập nhật"- TS.BS Nguyễn Trọng Khoa nói.

Chia sẻ về kỹ năng thông tin, viết tin tại hội nghị, ThS Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ TW, Bộ Y tế đưa ra các "key" cần cung cấp thông tin về y tế khi:

  • Có chủ trương, chính sách mới cần truyền thông
  • Có dịch bệnh
  • Có sự kiện được báo chí, dư luận nêu và ngành y tế cần phản hồi
  • Có sự kiện, thông tin hữu ích của ngành mà ngành y tế muốn công chúng biết

"Khi truyền thông về y tế cần theo nguyên tắc 3 C: Chủ động, chủ động và chủ động. Theo đó cần chủ động nắm bắt thông tin, chủ động cung cấp thông tin và chủ động xử lý thông tin trên nguyên tắc nhanh, kịp thời, phối hợp, sáng tạo và đa phương tiện"-ThS Vũ Mạnh Cường nhấn mạnh.

"Vậy cơ sở y tế cần viết những thông tin gì lên website, lên facebook?" ThS Vũ Mạng Cường dẫn ví dụ các thông tin như: Ca bệnh hy hữu; Ứng dụng kỹ thuật mới; Giới thiệu dịch vụ mới; Tư vấn giáo dục sức khỏi; Tấm gương thầy thuốc; trường hợp bệnh nhân cần sự trợ giúp và các hoạt động khác của bệnh viện... đều có thể viết truyền thông, thông tin đến bạn đọc.

Bộ Y tế thiết lập mạng lưới truyền thông y tế toàn quốc, đã có 1.500 người tham giaBộ Y tế thiết lập mạng lưới truyền thông y tế toàn quốc, đã có 1.500 người tham gia

SKĐS - Bộ Y tế đã thiết lập mạng lưới truyền thông y tế toàn quốc. TS.BS Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ, kiêm Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có 1500 cán bộ làm công tác truyền thông y tế trên toàn quốc từ Trung ương đến địa phương đăng ký tham gia mạng lưới.

Thái Bình - ảnh Trần Minh
Ý kiến của bạn