1. Cấu tạo của âm đạo
Âm đạo là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể phụ nữ. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi một lớp màng mỏng, hay còn được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là khu vực cổ tử cung được nối liền với âm đạo.
Không có kích thước hoặc hình dạng tiêu chuẩn nào cho cấu tạo âm đạo. Vì thế âm đạo của cả hai người nữ bất kỳ và đều trong độ tuổi sinh sản sẽ có nhiều sự khác biệt. Các yếu tố như tuổi tác và chiều cao có ảnh hướng đến kích thước âm đạo của nữ giới khi trưởng thành.
Âm đạo có khả năng đàn hồi đáng kinh ngạc. Ở trạng thái bình thường kích cỡ chiều dài âm đạo phụ nữ vào khoảng 7-8cm, nhưng khi bị kích thích có thể sâu lên đến 11cm. Phụ nữ khi chưa quan hệ tình dục thì âm đạo thường nhỏ hơn 1,5cm nhưng trong lúc sinh nở âm đạo có thể giãn tới 10cm.
Trong quá trình sinh nở, rặn đẻ kéo dài, sinh con to, sinh nhiều lần… đôi khi sàn chậu có thể bị tổn thương, ảnh hưởng vĩnh viễn đến hình dạng và chức năng của âm đạo.
2. Những thay đổi ở âm đạo sau khi sinh con
Có thể mất 6-12 tuần để các cơ vùng chậu hồi phục sau khi sinh. Nếu sau thời gian đó mà có bất kỳ triệu chứng nào sau đây cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
2.1 Âm đạo bị kéo dài
Âm đạo được thiết kế để co giãn và có thể chứa được em bé. Sau khi sinh, các mô thường sẽ co lại về trạng thái trước khi mang thai.
Âm đạo có thể lỏng hơn sau khi sinh do các cơ sàn chậu xung quanh âm đạo bị kéo căng ra. Sự thay đổi này do một số yếu tố gây ra, chẳng hạn như độ lớn của em bé, do biến chứng nào trong quá trình sinh nở và sinh con nhiều lần. Yếu tố di truyền và thừa cân cũng có ảnh hưởng đến độ co giãn của âm đạo..
Thực hành các bài tập sàn chậu như Kegels có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu sau khi sinh con. Cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thời điểm nào là phù hợp để bắt đầu các bài tập này.
2.2 Thay đổi về hình thức
Hầu hết những thay đổi về hình dạng của âm hộ và cửa âm đạo có thể xảy ra sau khi mang thai chỉ là tạm thời. Tăng sắc tố da có thể tồn tại vĩnh viễn. Việc sinh nở cũng có thể gây sưng tấy hoặc đổi màu do mang thai hoặc trong quá trình sinh nở.
Tình trạng sưng tấy và đổi màu có thể xảy ra cho dù người phụ nữ sinh mổ hay sinh ngả âm đạo, do nội tiết tố thai kỳ. Tùy thuộc vào thời gian và cường độ trong quá trình chuyển dạ có thể dẫn đến sưng phù. Việc cung cấp bằng dụng cụ như kẹp hoặc dụng cụ hỗ trợ chân không cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sưng tấy.
2.3 Rạch tầng sinh môn
Rạn da, rách có thể xảy ra xung quanh cửa âm đạo trong quá trình sinh nở. Đôi khi, các y bác sĩ phải rạch tầng sinh môn để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Những vết thương này sẽ lành lại sau một thời gian ngắn, khoảng ba đến sáu tuần và trong một số trường hợp, có thể để lại sẹo. Số lượng mô sẹo sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của đáy chậu và các tổn thương khác trên mô. Mô sẹo này thường không đáng chú ý và không ảnh hưởng đến hình dáng hoặc chức năng của âm đạo.
2.4 Thay đổi chức năng
Nói chung, chức năng của âm đạo sẽ không thay đổi do mang thai hoặc sinh nở. Tuy nhiên, đôi khi các cơ sàn chậu kiểm soát âm đạo bị ảnh hưởng. Những cơ này bao quanh và hỗ trợ bàng quang và âm đạo, vì vậy chúng có thể bị thương hoặc suy yếu trong khi sinh hoặc do căng thẳng của thai kỳ.
Trong một số trường hợp, tổn thương cơ sàn chậu có thể dẫn đến các biến chứng như rối loạn chức năng bàng quang hoặc sa tử cung.
2.5 Tiểu không tự chủ
Một trong những vấn đề phổ biến nhất của phụ nữ sau khi sinh con là chứng són tiểu. Một số người nhận thấy rằng họ bị rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức, chẳng hạn như nhảy hoặc hắt hơi. Điều này là phổ biến, nhưng nó không bình thường hoặc không thể điều trị được. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được gợi ý về cách tăng cường cơ sàn chậu để ngăn ngừa tình trạng tiểu không kiểm soát.
2.6 Chức năng tình dục
Một nghiên cứu cho thấy 91,3% phụ nữ có vấn đề về tình dục sau khi sinh con. Các lý do có thể bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn khi con còn nhỏ cho đến cảm giác của người phụ nữ về vùng kín của mình. Các dây thần kinh trong xương chậu cũng có thể bị tổn thương hoặc thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở.
Các cơ sàn chậu hoạt động quá mạnh trong khi sinh cũng đóng một vai trò trong chức năng tình dục và cực khoái. Một số phụ nữ cảm thấy thiếu thỏa mãn tình dục hoặc cảm giác như âm đạo của họ không hoạt động như trước đây do các cơ sàn chậu bị suy yếu.
Khi quan hệ tình dục bị đau cũng có thể do khô hạn do thay đổi nội tiết của thời kỳ mang thai và cho con bú. Tình trạng khô này là tạm thời và có thể được điều trị bằng chất bôi trơn.
Nếu quan hệ tình dục gây đau sau khi sinh con, hãy nói chuyện với bác sĩ để loại trừ bất kỳ biến chứng hoặc nhiễm trùng nào.
3. Những lựa chọn điều trị
3.1 Tập luyện
Một số bài tập nhất định có thể giúp tăng cường các cơ sàn chậu bị suy yếu, trong đó có bài tập Kegel. Đây là bài tập đơn giản, ép hoặc thắt chặt các cơ sàn chậu lặp đi lặp lại nhằm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Các bài tập khác sử dụng cơ cốt lõi là an toàn để thực hiện trong khi mang thai và có thể giúp hỗ trợ toàn bộ sàn chậu để giữ cho nó khỏe mạnh. Tất nhiên, đừng bắt đầu bất kỳ bài tập vất vả mới nào, nhưng nếu đã tập thể dục trước khi mang thai, hãy tiếp tục duy trì vì nó có rất nhiều lợi ích.
3.2 Trị liệu sàn chậu
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình tập thể dục sàn chậu sau sinh rất hữu ích trong việc giảm chứng són tiểu sau sinh và sức mạnh của sàn chậu.
Có thể khó để thực hiện những bài tập này một mình. Vì vậy, nếu có vấn đề về cơ sàn chậu bị suy yếu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
3.3 Phẫu thuật
Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để sửa chữa sàn chậu và nâng đỡ bất kỳ cấu trúc nào có thể bị tụt xuống, chẳng hạn như tử cung hoặc bàng quang.
4. Những điều không nên làm để se khít vùng kín
Không sử dụng bất kỳ loại "que se khít" âm đạo không kê đơn hoặc "thuốc thảo dược" nào được quảng cáo tràn lan để thắt chặt hoặc thu nhỏ âm đạo.
Nếu cảm thấy không tự tin và lo lắng về hình dáng bên ngoài của môi âm hộ, thì hãy đến gặp bác sĩ thẩm mỹ để tạo hình lại môi âm đạo (mặc dù hoàn toàn không cần thiết).
Nếu lo lắng về cấu trúc hoặc chức năng của âm đạo, thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ tiết niệu. Phẫu thuật luôn phải là biện pháp cuối cùng, nhưng nếu bạn cần sửa chữa các cơ vùng chậu, thì bác sĩ tiết niệu có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chuyên gia hướng dẫn cách lấy mẫu test nhanh COVID-19