Lạm dụng đường ăn - thói quen xấu

23-06-2012 14:52 | Y học 360
google news

Cho dù gọi là “nghiện”, rối loạn ăn uống hay đơn giản là một thói quen xấu thì đó vẫn là những dấu hiệu lạm dụng thực phẩm có đường. Bạn có thể mất kiểm soát và tiêu thụ nhiều đường hơn dự định, và nguy hiểm ở chỗ nó có thể thay đổi cảm giác bộ não con người.

Cho dù gọi là “nghiện”, rối loạn ăn uống hay đơn giản là một thói quen xấu thì đó vẫn là những dấu hiệu lạm dụng thực phẩm có đường. Bạn có thể mất kiểm soát và tiêu thụ nhiều đường hơn dự định, và nguy hiểm ở chỗ nó có thể thay đổi cảm giác bộ não con người.
 
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, trung bình, phụ nữ hạn chế ở 6 thìa cà phê đường (100 calo), nam giới khoảng 9 thìa (150 calo). Thực tế, phần lớn người Mỹ tiêu thụ tổng cộng 19 thìa đường mỗi ngày, như thế là quá nhiều. Lý do, đường trên nhãn thực phẩm được “ẩn danh” bằng những tên gọi khác như xi-rô, Glucose, Lactose,Sucrose, mật ong, đường đỏ, nước mía ép… Ngoài ra, đường không chỉ có trong kem và kẹo, nó còn hiện diện trong những thực phẩm ít ngờ tới như nước xốt cà chua, nước xốt trộn salad, bánh mì, một số hương vị cà phê.

Có thể bạn đã nghe nói ăn quá nhiều đường dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Đường không gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể kích hoạt một chuỗi các hoạt động khác tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng cân, thừa cân khiến cơ thể đề kháng với tác dụng của insulin, điều này tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Trong quá trình tiêu hóa, đường ở dạng carbohydrate đơn giản sẽ nhanh chóng biến thành glucose trong máu. Tuyến tụy của chúng ta sinh ra nội tiết tố insulin để chuyển đường từ máu nhằm tiếp thêm năng lượng cho các tế bào. Kết quả, đường huyết lại giảm đáng kể. Vì thế, nếu buổi chiều ăn một thanh kẹo, đường huyết tăng đột ngột. Thành thói quen, tới giờ đó, bạn cảm thấy run rẩy, chóng mặt vì đói nên tìm kiếm đồ ngọt nhiều hơn để lấy lại mức đường huyết cao.

Chọn giải pháp thay thế 

Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, không cần phải kiêng cữ quá mức, chỉ cần tìm vị ngọt từ các nguồn khác như trái cây tươi hoặc quả xay nhuyễn, trái cây sấy khô, sữa hoặc sữa chua ít chất béo…

Với những người phải “cai”  ăn đường, bí quyết là thực hiện từng bước, không thể quyết liệt ngay. Đầu tiên là những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, ăn nhiều trái cây hơn, uống thêm nước, hạn chế các sản phẩm đã qua chế biến. Chỉ thêm đường đủ để đáp ứng khẩu vị của bạn.

Cơn đói có thể cướp của sức mạnh ý chí để chống lại cơn thèm đường. Câu trả lời là tìm đến thức ăn giàu protein, chúng được tiêu hóa chậm hơn, nên chúng ta cảm thấy no lâu hơn trong khi protein không làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến giống như carbs và đường tinh chế. Thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe là thịt gà nạc, sữa chua ít béo, trứng, các loại hạt hoặc đậu. Tương tự, chất xơ cũng cung cấp đủ năng lượng nhưng không làm tăng lượng đường huyết, vì thế chất xơ làm no lâu, lại là chất có thể ngăn ngừa bệnh tim và một số loại ung thư.

Cuối cùng, tập thể dục không “chữa“ được thói “nghiện” đường, nhưng nó sẽ tạo động lực để mọi người điều chỉnh hành vi ăn uống, hướng tới chế độ ăn lành mạnh hơn.  Đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi, ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày có lợi cho sức khỏe toàn diện.
 
Theo An ninh Thủ đô

Ý kiến của bạn