Hà Nội

Lạm dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim

26-09-2022 14:30 | Thông tin dược học

SKĐS - Nhiều người muốn giảm cân hoặc cắt giảm lượng calo đã chuyển sang sử dụng chất làm ngọt nhân tạo. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy, việc hoán đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có an toàn?Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có an toàn?

SKĐS - Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều đường là xấu cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người tránh sử dụng đường và thay thế bằng chất làm ngọt nhân tạo. Nhưng loại chất làm ngọt này liệu có an toàn cho sức khỏe...

Chất làm ngọt nhân tạo là gì?

Chất làm ngọt nhân tạo còn được gọi là chất thay thế đường - có thể được tìm thấy từ nước ngọt đến bánh nướng, sữa chua, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa...

Những chất tạo ngọt này từ lâu đã được xem như một cách để tránh nguy cơ bệnh tật liên quan đến chất ngọt truyền thống, chẳng hạn như lượng đường trong máu cao, bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì. Nhiều người cũng sử dụng các chất thay thế làm ngọt nhân tạo thay vì đường như một cách để cắt giảm calo và giảm cân.

photo-1664124664062

Nhiều người cũng sử dụng các chất thay thế làm ngọt nhân tạo thay vì đường.

Chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo được phát triển như một chất thay thế lành mạnh hơn, ít calo hơn đường, nhưng một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng chất làm ngọt nhân tạo có thể làm gia tăng các nguy cơ liên quan đến các bệnh tim mạch (đau thắt ngực, đột quỵ...).

Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu y tế và sức khỏe Pháp đã phân tích hơn 103.000 người trưởng thành ở Pháp với gần 80% người tham gia là nữ và độ tuổi trung bình là 42 tuổi.

Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi chi tiết mức tiêu thụ thực phẩm trong suốt 24 giờ. Những người tham gia chia thành 3 nhóm: Nhóm tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo cao (khoảng 78 miligam mỗi ngày), nhóm tiêu thụ thấp (khoảng 8 miligam mỗi ngày) và nhóm không sử dụng bất kỳ chất làm ngọt nhân tạo nào.

Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ lượng chất ngọt nhân tạo cao hơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 9% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 18% so với những người không tiêu thụ.

Đây là một trong những nghiên cứu lớn nhất cho đến nay để xác định các vấn đề sức khỏe tim mạch với các chất thay thế đường.

Có nên tránh hoàn toàn các chất làm ngọt nhân tạo?

Theo các chuyên gia, sẽ an toàn nếu sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo này với lượng vừa phải, tránh sử dụng quá nhiều. Nếu chất làm ngọt nhân tạo có trong thực phẩm và đồ uống, nên sử dụng một cách tiết kiệm, điều độ, thay vì phụ thuộc một cách thái quá.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc cắt giảm tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến các sản phẩm này nhờ một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Bao gồm:

- Biết rõ về lượng chất ngọt nhân tạo đang tiêu thụ trong chế độ ăn uống của mình.

- Cắt giảm sô-đa ăn kiêng hoặc đồ uống và thực phẩm khác. Thay vào đó, hãy uống các loại trà không đường, nước thường.

- Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm trái cây, rau, cá, protein, các loại đậu và các loại thực phẩm khác…

- Tập thể dục thường xuyên...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tự ý sử dụng thuốc điều trị béo phì có hại không?



Ngọc Nguyễn
(Theo health.com, 15/9/2022)
Ý kiến của bạn