Lại có ngộ độc cá nóc: Gặp họa vì chủ quan

14-09-2018 13:56 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Đã có những người mất mạng, đã có người thiệt hại nặng nề về sức khỏe khi ăn cá nóc và mặc dù công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân không nên ăn thịt cá nóc vì độc tố trong thịt của loài cá này rất nguy hiểm, tuy nhiên dường như nhiều người vẫn chủ quan lựa chọn cá nóc làm thực phẩm. Mới đây nhất, ngày 11/9 đã có 5 ngư dân tại Cà Mau bị ngộ độc do ăn cá nóc, may mắn được cấp cứu kịp thời nên tính mạng của họ hiện đã qua cơn nguy kịch...

Vì chủ quan... nhiều người thành nạn nhân của món nhậu cá nóc

Thông tin từ UBND xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ 5 ngư dân bị ngộ độc do ăn cá nóc. Trước đó, sáng 11/9, ghe biển của ông Trần Thanh Tuấn (ngụ ấp 7, xã Khánh Tiến) cập bến, sau chuyến đi biển đã đánh bắt được khoảng 2kg cá nóc. Ông Tuấn đã mang số cá nóc về chế biến và tổ chức nhậu với 4 người bạn khác. Đến chiều cùng ngày, cả 5 người đều có những biểu hiện như tê môi, tê lưỡi, chóng mặt, yếu tay chân đi không vững nên nhanh chóng được người thân đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện U Minh.

Trung tâm Y tế huyện U Minh cho biết, hiện cả 5 trường hợp ngộ độc do ăn cá nóc đã qua cơn nguy kịch và đang được các y, bác sĩ tại trung tâm tiếp tục theo dõi.

Cách đây không lâu, BVĐK Trung ương Cần Thơ cũng tiếp nhận 5 trường hợp bị ngộ độc nặng do ăn cá nóc. 5 bệnh nhân này đều là đàn ông, quê ở Hậu Giang. Được biết, những người trên bắt được một số cá nóc đem về nấu lẩu mẻ để nhậu. Sau khi ăn cá nóc, một giờ đồng hồ các bệnh nhân bị tê cứng tay chân, hàm bị đơ cứng, không nói chuyện được, phải nhập viện cấp cứu. Các bác sĩ cho biết, nạn nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở, tụt huyết áp... Sau khi nhập viện, các bệnh nhân được bác sĩ hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, cho thở máy...

Đã có những người mất mạng, đã có người thiệt hại nặng nề về sức khỏe khi ăn cá nóc và mặc dù công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân không nên ăn thịt cá nóc vì độc tố trong thịt của loài cá này rất nguy hiểm, tuy nhiên dường như nhiều người vẫn chủ quan lựa chọn cá nóc làm thực phẩm. Mới đây nhất, ngày 11/9 đã có 5 ngư dân tại Cà Mau bị ngộ độc do ăn cá nóc, may mắn được cấp cứu kịp thời nên tính mạng của họ hiện đã qua cơn nguy kịch...Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc cá nóc.          Ảnh Ngọc Giang.

Trước đó, BV Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận điều trị 4 ngư dân của tỉnh Bình Thuận bị ngộ độc trầm trọng do nhậu cá nóc. Ngoài ra, một số trường hợp người dân ăn cá nóc bị ngộ độc cũng đã xảy ra tại nhiều địa phương khác trên cả nước.

Trên thực tế các bác sĩ cho biết, khi được hỏi sao biết cá nóc độc vẫn ăn thì những người bị ngộ ngộc cá nóc đều cho biết họ từng ăn cá nóc và không sao nên vẫn tiếp tục làm thịt cá để ăn!

Chỉ cần ăn khoảng 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, độc tố có trong cá nóc là tetrodotoxin và tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2 - 7). Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt... Chỉ cần ăn khoảng 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm.

Đã có những người mất mạng, đã có người thiệt hại nặng nề về sức khỏe khi ăn cá nóc và mặc dù công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân không nên ăn thịt cá nóc vì độc tố trong thịt của loài cá này rất nguy hiểm, tuy nhiên dường như nhiều người vẫn chủ quan lựa chọn cá nóc làm thực phẩm. Mới đây nhất, ngày 11/9 đã có 5 ngư dân tại Cà Mau bị ngộ độc do ăn cá nóc, may mắn được cấp cứu kịp thời nên tính mạng của họ hiện đã qua cơn nguy kịch...Cá nóc chứa nhiều độc tố.

Do vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không ăn cá nóc khô, tươi; không chế biến, không bán, không sử dụng các sản phẩm từ cá nóc như: chả, bột cá nóc. Người dân nên loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất kì hình thức nào, khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc như trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Đồng thời khi có biểu hiện nghi ngờ ngộ độc cá nóc (tê môi, lưỡi, bàn tay) cần uống ngay thuốc giải độc (than hoạt tính và sorbitol) và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, cấp cứu.

Dấu hiệu và diễn biến ngộ độc cá nóc

Khi ăn cá nóc trúng phần có độc, chất tetrodotoxin sẽ được hấp thu qua đường ruột và dạ dày từ 10-15 phút. Ngay khi được hấp thu, độc tố bắt đầu phát tác với những triệu chứng:

- Tê cứng chân, tay hoặc tê cứng một số bộ phận trên cơ thể, tùy theo độc tố bị hấp thu.

- Cơ thể mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, buồn nôn, đau bụng.

- Nước bọt tiết nhiều, có triệu chứng sùi bọt mép, nói nhảm, cơ yếu, chân tay khó cử động như mong muốn, đồng tử giãn to, mắt mờ.

- Cơ thể liệt dần, mạch chậm, huyết áp hạ, da chuyển màu tím và co giật rồi ngưng hô hấp và hôn mê.

- Sau thời gian phát tác các triệu chứng, có thể kéo dài từ 4-24 giờ sau khi ngộ độc và tử vong do hạ huyết áp và hô hấp bị ngưng trệ.


Phương Trang
Ý kiến của bạn