Hà Nội

Lá khôi – cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao

28-09-2023 06:44 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Cây khôi có tên khoa học là Folium Ardisiae, cây mọc ở những nơi có bóng râm, trong rừng rậm hoặc dưới tán lá của những cây khác cao to hơn. Lá khôi chủ trị chữa bệnh dạ dày.

3 vị thuốc dễ kiếm chữa tắc tia sữa tại nhà3 vị thuốc dễ kiếm chữa tắc tia sữa tại nhà

SKĐS - Tắc tia sữa là tình trạng khá phổ biến hiện nay và đa số các bà mẹ gặp phải tình trạng này ngay trong tuần lễ đầu tiên sau khi em bé chào đời. Đông y có những cách chữa tắc tia sữa rất đơn giản từ các vị thuốc gần gũi quanh ta.

Tại Việt Nam, cây khôi mọc hoang dại và phân bố chủ yếu ở các khu rừng rậm miền thượng du ở các tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hoá. Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.. Cây khôi thuộc giống thực vật nhỏ, chiều cao trung bình từ 1,5 - 2m. Cây mọc thẳng đứng, thân cây bên ngoài màu xanh còn bên trong rỗng xốp, cực ít phân nhánh hoặc không phân nhánh.

Trong danh mục 100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển thì lá khôi cũng được nằm trong danh mục đó.

Phân loại cây lá khôi, cách thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu

Theo Ts Ngô Đức Phương – Viện trưởng Viện thuốc Nam, cây khôi được chia thành 2 loại đó là khôi tía (còn gọi là khôi nhung) và khôi trắng. Cả 2 loại này đều có chung công dụng dược lý là điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả. Điểm khác biệt là lá khôi tía có màu tím và lông nhỏ mịn ở mặt dưới, mặt trên là màu xanh và được sử dụng nhiều hơn. Trong khi lá khôi trắng đều có màu xanh ở hai mặt và không có lông.

Hoa của cây khôi có kích thước khá nhỏ, mọc theo thành chùm với độ dài từ 10 - 15cm. Quả khôi mọng, chuyển sang màu đỏ khi chín. Tháng 5 - 7 là thời điểm cây đơm bông, sau đó kết trái vào tháng 7 - 9.

Lá khôi thường được thu hoạch vào tháng 8 - 9 khi cây đã đơm trái. Người ta sẽ lựa chọn những lá lành lặn, to khỏe và không bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, rửa sạch lá khôi rồi đem phơi nắng cho đến khi mềm lại, ủ lá trong bóng râm. Ngoài ra bạn có thể đem lá sao lên khi dùng. Bảo quản nơi thoáng mát.

Lá khôi – cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao. - Ảnh 3.

Ts. Ngô Đức Phương đang giới thiệu cách nhận biết và công dụng cây thuốc nam cho các học viên.Ảnh: Trường CĐ y dược Tuệ Tĩnh

Lợi ích của lá khôi trong điều trị bệnh

Hiện nay việc sử dụng lá khôi chữa dạ dày đã được các nhà nghiên cứu chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học.

Thành phần

Lá khôi được biết đến với hai thành phần dưỡng chất chính sau đây:

  • Glycoside: Chất này có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch, nó đồng thời hỗ trợ cải thiện trí nhớ và giảm suy nhược thần kinh.
  • Tanin: Lá khôi chứa một lượng lớn tanin, một hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Tanin có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa trong tế bào, ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, lá khôi còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác cần thiết cho cơ thể.

  • Lợi ích
  • Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày.
  • Cải thiện triệu chứng đau và rát họng, viêm họng.
  • Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể.
  • Điều trị các bệnh da và giảm tình trạng dị ứng, ngứa mề đay, viêm loét và ghẻ lở trên da.
  • Lá khôi cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến thấp khớp.

Các bài thuốc sử dụng lá khôi chữa dạ dày

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khôi tía, bồ công anh: 20g, khổ sâm 16g, uất kim, hậu phác, hương phụ mỗi loại 8 g, cam thảo nam 16g. Các thành phần này rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc từ lá khôi chữa đau dạ dày (đau cả khi đói hoặc no): Lá khôi tía 25g, thảo quyết minh 20g, mẫu lệ 20g, ô tặc cốt 15g. Rồi manng sao vàng hạ thổ, xay nhuyễn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cà phê, dùng 3 - 4 lần trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày: Lá khôi 40g, cam thảo 4g, khổ sâm 12g, ngải cứu 8g, uất kim 12g, hậu phác 12g, bồ công anh 20g. Sắc uống pha chế hàng ngày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày thể hỏa uất : Lá khôi 20g, gừng 4g, bố chính sâm 12g, sa nhân 10g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g và bán hạ chế 8g. Sắc và uống mỗi ngày trong một thời gian.

photo-1695696736007

Lá khôi tía

Lưu ý: nếu sử dụng lá khôi để chữa bệnh lý về dạ dày, các nhà khoa học nhận ra rằng: triệu chứng viêm dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể khi dùng lá khôi với liều lượng từ 100g trở xuống, người bệnh ăn ngon, ngủ tốt. Tuy nhiên nếu tăng lên đến 250g/ngày thì sẽ khiến cho người bệnh có các triệu chứng như da xanh tái, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Vì vậy khi dùng lá khôi trong điều trị bệnh cần hết sức lưu ý đến liều lượng phù hợp, tuân thủ theo chỉ dẫn của các thầy thuốc đông y.

photo-1695696737535

Lá khôi thường được phơi khô để dùng làm thuốc.

Như vậy có thể nói rằng lá khôi không chỉ là một loài thực vật đơn thuần mà còn là một loại dược liệu có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật nhất là công năng chữa bệnh viêm dạ dày. Nhưng để đảm bảo được hiệu quả cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân khi dùng lá khôi nên có sự tư vấn kỹ lưỡng từ thầy thuốc Đông y, kết hợp với đó là xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Xem thêm video được quan tâm

Thứ Vứt Đi Của Quả Vải Là Vị Thuốc Quý | SKĐS



Thu Hải
Ý kiến của bạn
Tags: