Hà Nội

“Lá chắn” súc họng giúp bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh

10-03-2020 16:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng đến hơn 100 quốc gia trên thế giới với số trường hợp mắc ghi nhận hơn 100.000 ca và hơn 3.800 ca tử vong. Các quốc gia đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh lan rộng và cứu sống nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.

Họng là “cửa ngõ” quan trọng của cơ thể, giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Niêm mạc họng rất nhạy cảm nhạy cảm, dễ bị các yếu tố ngoại lai, virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhất là trong thời tiết giao mùa như hiện nay. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có ý thức bảo vệ vùng hầu họng khoẻ mạnh trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng trên thế giới như hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng, cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, virus SASR-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh tương tự: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển dược lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó (tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người) số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Như vậy trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

Ảnh minh hoạ

Ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác), chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những biện pháp đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo như: tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh…

Bên cạnh đó, một biện pháp nữa mà người dân có thể thực hiện đó là bảo vệ hầu họng của mình bằng dung dịch sát khuẩn (súc họng hoặc xịt họng) để phòng chống nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ. Người dân cần chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia cũng lưu ý:

- Khi súc họng phải súc sâu trong họng, chứ không đơn thuần là súc miệng. Ngậm một ngụm dung dịch súc họng (10-20ml), khoảng 30 giây, súc đều và nhổ đi, tuyệt đối không được nuốt.

- Không nên ngậm nước súc họng vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ có tác dụng làm sạch họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn tốt.

- Với người khỏe mạnh dùng dự phòng, súc họng trong ít nhất 30 giây, lặp lại 4 lần/ngày nếu cần. Khi bị tổn thương, cần súc miệng hoặc họng trong 2 phút, dùng 4 lần trong ngày, đặc biệt sau khi ăn, theo chỉ định của bác sĩ.

- Nên súc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp súc gần với người khác).

- Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

Hiện nay, để giúp sát khuẩn họng các bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc súc họng hoặc xịt họng có chứa hoạt chất Povidone-iod. Đây là một phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả virus, vi khuẩn và vi nấm,… Trong dung dịch đó, Iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy Povidone Iodine có tác dụng đối với một số chủng coronavirus trong đó có SARS-CoV gây ra đại dịch SARS năm 2003 và chủng này có sự tương đồng gene với virus gây COVID–19 lên đến trên 70%.


Ý kiến của bạn