Hà Nội

Ký sinh trùng hồ bơi – Thủ phạm gây bệnh

22-07-2015 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Một báo cáo gần đây từ CDC cho thấy rằng trong vòng 20 năm qua, đang có một sự gia tăng đáng kể các căn bệnh gây nên bởi ký sinh trùng sống ở các bể bơi và bồn tắm nóng.

Một báo cáo gần đây từ CDC cho thấy rằng trong vòng 20 năm qua, đang có một sự gia tăng đáng kể các căn bệnh gây nên bởi ký sinh trùng sống ở các bể bơi và bồn tắm nóng. Trong giai đoạn 2011-2012, các ký sinh trùng là căn nguyên gây nên 1.788 trường hợp mắc bệnh, 95 người đã nhập viện và 1 người chết tại Mỹ. Kẻ chủ mưu phổ biến nhất được tìm thấy là một ký sinh trùng mang tên cryptosporidium, hay “crypto” là kẻ gây ra một nửa các căn bệnh liên quan đến nước. Crypto là nguồn cơn gây nên căn bệnh gọi là cryptosporidiosis, có thể khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, nôn, mất nước, nôn mửa, giảm cân và sốt.

Cryptosporidium kháng với clo - chất hóa học chủ chốt dùng để khử khuẩn bể bơi và bồn tắm nóng - nghĩa là nó có thể sống tới 10 ngày tại những nơi này, ngay cả ở những bể bơi và bồn tắm nóng được làm vệ sinh kỹ lưỡng nhất. Theo CDC, cá nhân khi sử dụng hồ bơi mà đang mắc bệnh tiêu chảy thì họ có thể làm lây lan các ký sinh trùng chẳng hạn như crypto sang những người cùng bơi. Một nghiên cứu vào năm 2009 từ CDC cho thấy, cứ 5 người thì có 1 người thừa nhận đi tiểu ở hồ bơi, đồng nghĩa vi khuẩn sẽ lây lan cho người khác.

Trong khi không thể nào đảm chắc những người dùng hồ bơi đã được vệ sinh sạch sẽ, thì có một số cách đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan sang người khác: tránh dùng hồ bơi khi bạn mới vừa tiêu chảy; tắm rửa sạch sẽ trước khi xuống nước; tránh nuốt nước hồ bơi; tránh tiểu hoặc đại tiện trong nước; hãy chắc chắn rằng con trẻ không làm vậy khi ở trong hồ bơi.

Chuẩn bị y tế khi đi du lịch

Bạn nên tiêm chủng trước khi đi du lịch nước ngoài, nhất là đến những quốc gia đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh tồi tàn và rủi ro lây nhiễm cao; hãy đem theo thuốc xịt hoặc kem thoa da để phòng ngừa muỗi và côn trùng đốt khi bạn đi du lịch đến nơi xa. Một điều cần chuẩn bị trước là bạn hãy nên kiểm tra trước các dịch vụ y tế tại nơi đến, cũng như bạn nên chuẩn bị một hộp thuốc dự phòng để lỡ may có thể khắc phục khi bị đứt tay, chân, trầy da hoặc bong gân và bảo hiểm y tế du lịch nhằm giảm bớt đi gánh nặng tài chính khi phải nhập viện điều trị hoặc tới phòng khám khi đang ở nước ngoài.

Mời độc giả đón đọc phần 4:"Rủi ro từ đồ ăn khi đi du lịch" vào lúc 14h ngày 22/7/2015

(Theo Tin tức y học ngày nay, 1/7/2015)

NGUYỄN THANH HẢI

 


Ý kiến của bạn