Tổn thương do ngạt khói là gì?
Tổn thương do hít khói là tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổi do nhiệt, khói hoặc các chất kích thích hóa học được đưa vào đường thở khi hít vào.
Theo các chuyên gia, hầu hết những ca tử vong trong các vụ cháy nổ gần đây là do ngạt khói và ngạt khí. Khí và khói thường có chứa Cacbon monoxit, là một loại khí độc thường không có mùi và không có màu nên bệnh nhân thường khó nhận biết là mình đã hít phải và đang bị nhiễm độc.
Khi khí Cacbon monoxit đi vào cơ thể, nó có thể kết hợp với chất Emotobin tạo ra Carbonemotobin, chất này sẽ kết dính với oxy dẫn tới tình trạng người bị ngạt và thiếu oxy. Chính vì thế, trong trường hợp hít phải Cacbon monoxit với nồng độ cao, nạn nhân rất dễ bị hôn mê và cuối cùng thường dẫn đến tử vong.
Vị trí và mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn lửa, kích thước của các hạt trong khói, thời gian tiếp xúc, độ hòa tan của khí và cách sơ cứu ban đầu.
Tuy nhiên, chỉ khi đưa được nạn nhân ra vùng an toàn mới có thể xác định được bệnh nhân có bị ngạt khói hay không. Một số biểu hiện của tình trạng ngạt khói là nghẹt đường thở, môi và mặt tím tái do không có đủ oxy lên não.
Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu
- Ho: Màng nhầy trong đường hô hấp tiết ra nhiều hơn khi bị kích thích hít phải khói. Tăng sản xuất chất nhầy và co thắt phế quản sẽ dẫn đến phản xạ ho. Chất nhầy lúc này có thể trong, xám hoặc đen tùy thuộc vào mức độ các hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản và phổi.
- Hụt hơi, thở gấp: Do tổn thương trực tiếp đến đường hô hấp làm giảm cung cấp oxy cho máu khiến bệnh nhân bị hụt hơi thở gấp. Mặt khác, máu cũng giảm khả năng vận chuyển oxy do hóa chất trong khói hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy làm nạn nhân cố gắng thở nhanh để bù trừ cho tình trạng thiếu oxy.
- Khàn tiếng: Tổn thương do nhiệt và các hóa chất có trong khói có thể gây co thắt dây thanh quản, viêm và phù nề đường hô hấp trên dẫn đến nói khàn, nói khó…
- Da có thể tái nhợt, hơi xanh hoặc đỏ: do nạn nhân thiếu oxy, ngộ độc CO và bị bỏng khi tiếp xúc với lửa trong đám cháy.
- Tổn thương ở mắt: Mắt có thể bị đỏ, khó chịu do khói và nguy cơ bỏng giác mạc.
- Đau đầu, rối loạn ý thức: Trong tất cả các vụ hỏa hoạn, mọi người đều phơi nhiễm với lượng khí CO, CN khác nhau. Bên cạnh đó, nồng độ oxy thấp và hít khí độc có thể gây các triệu chứng như: tim đập nhanh, thở nhanh, khó thở, buồn ngủ, buồn nôn và đau đầu… thậm chí đến rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, co giật và hôn mê…
Sơ cứu người bị ngạt khói
Cần sơ cứu theo các bước dưới đây:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy đến nơi an toàn, rộng rãi và thoáng mát.
- Gọi xe cấp cứu để được hỗ trợ y tế ngay.
- Để nạn nhân ngồi xuống hoặc nằm nghiêng nếu tỉnh táo, sau đó nới lỏng quần áo. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo, trong khi chờ cấp cứu đến.
Khi sơ cứu nạn nhân cần lưu ý:
- Nếu nạn nhân có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng cần lấy ra để thông thoáng đường thở;
- Trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng;
- Tuyệt đối không được dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm lên người nạn nhân. Vì cơ thể nạn nhân đang bị bỏng nóng, da chưa điều tiết về lại nhiệt độ bình thường mà dội ngay đá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.
Phòng ngừa hít phải khí độc
Để phòng ngừa hít phải khí độc khi xảy ra cháy, cần thực hiện:
- Khi có cháy không hoảng loạn mà cần gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy 114. Sau đó, ra ngoài ban công hoặc sân thượng tìm người giúp đỡ.
- Khói nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên trên nên hãy hạ người xuống sàn, khuỵu hai tay và đầu gối để di chuyển để dễ thở và tránh ngạt khói.
- Lấy một mảnh vải hoặc áo quần làm ẩm và để gần mũi, miệng. Nước sẽ lọc khí độc, ngăn hít khí độc.
Việc bình tĩnh để ứng phó linh hoạt sẽ rất cần thiết trong việc giúp bạn thoát hiểm. Ngay khi có những dấu hiệu, tín hiệu cháy nổ hoặc nhìn thấy khói, cần phải phản ứng nhanh chóng. Hành động ngay để có thể thoát khỏi khu vực cháy.
Không lãng phí thời gian để thu nhặt đồ đạc, kể cả những đồ vật có giá trị vì khi đám cháy xảy ra, lửa sẽ lan rất nhanh chóng. Trên đường thoát hiểm, bạn cần báo động để những người xung quanh để cùng thoát hiểm.
Sử dụng bình cứu hỏa nếu có
Sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy nếu có:
- Bình cứu hỏa: Tác dụng của bình cứu hóa là giúp xử lý cháy ban đầu hoặc giúp nạn nhân tránh bị bỏng và nhanh chóng thoát hiểm;
- Mặt nạ phòng khói: Khi có sự hỗ trợ của mặt nạ phòng khói độc, sẽ có thêm thời gian và cơ hội để thoát khỏi đám cháy;
- Đèn pin: Khói từ đám cháy sẽ làm hạn chế tầm nhìn đèn pin này sẽ giúp nạn nhân có tầm nhìn tốt hơn để tìm ra hướng thoát hiểm;
- Búa thoát hiểm: Giúp nạn nhân dễ dàng phá cửa trong trường hợp khẩn cấp để thoát ra ngoài.
Công an thành phố Hà Nội cho biết, vào thời điểm nhận được tin báo cháy, đơn vị đã điều động 50 cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Thành phố và Công an quận Cầu Giấy, lực lượng Cảnh sát 113 Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Trung Hòa khẩn trương đến hiện trường phối hợp các lực lượng khác của chính quyền và người dân địa phương tổ chức chữa cháy.
Đến 0h52 cùng ngày, các đơn vị đã tiếp cận hiện trường, triển khai chữa cháy, ngăn cháy lan cùng các mũi trinh sát tìm kiếm, cứu người bị nạn. Thời điểm này đám cháy đã phát triển mạnh thiêu rụi nhiều xe máy, xe đạp điện, xe đạp tại khu vực sân, khói và khí độc bao trùm toàn bộ khu vực cháy. Các lực lượng đã tổ chức phá khóa cổng chính, phá ô cửa sổ tiếp cận vào bên trong ngôi nhà và cứu được 7 người mắc kẹt, trong đó có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện. Đến 1h26, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.