Hà Nội

Kon Tum tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng chống COVID-19

22-11-2023 10:02 |
google news

SKĐS - Tỉnh Kon Tum chỉ đạo các đơn vị phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023.

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn số 3851/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 thuộc nhóm B.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tiến hành rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền không còn phù hợp với tình hình khi COVID-19 chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

UBND các huyện, thành phố tổ chức lại các Ban Chỉ đạo của địa phương có liên quan phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp tình hình dịch bệnh và theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; đồng thời chỉ đạo phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền về nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhất là các điểm tập trung đông người, tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… thuộc địa bàn quản lý. 

Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và các quy định liên quan về phòng, chống COVID-19 để người dân hiểu, đồng thuận và chủ động tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Kon Tum tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng chống COVID-19- Ảnh 1.

Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ảnh: TTXVN

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh bãi bỏ hoặc sửa đổi các văn bản do UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh ban hành không còn phù hợp với tình hình khi COVID-19 chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Ban hành Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững đối với COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023.

Tổ chức lại các Ban Chỉ đạo của tỉnh có liên quan phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp tình hình dịch bệnh và theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phòng, chống COVID-19 thuộc nhóm B theo quy định, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chi phí tiền ăn, sinh hoạt phí đối với người bệnh COVID-19 và chế độ, chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Văn bản số 6922/BYT-KHTC ngày 29/10/2023.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các nguồn lực đã được mua sắm, đầu tư và căn cứ vào hướng dẫn chuyên môn y tế để xây dựng nhu cầu, bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dịch bệnh khi dịch COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện công bố dịch và hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng thông tin điện tử tỉnh phối hợp với ngành Y tế tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhất là các điểm tập trung đông người như trên các phương tiện giao thông công cộng, tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các chính sách có liên quan về phòng, chống COVID-19 để người dân hiểu, đồng thuận và chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến 12/10/2023, nước ta ghi nhận 98.708 ca mắc, 20 ca tử vong (không ghi nhận tử vong trong 05 tháng qua); trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 82 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 9/2023), tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Kon Tum tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng chống COVID-19- Ảnh 2.

Truyền hình trực tuyến: Những điều cần biết khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm BTruyền hình trực tuyến: Những điều cần biết khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B

SKĐS - Dịch COVID-19 đã được chuyển từ nhóm A sang nhóm B tại Việt Nam từ ngày 20/10/2023. Đây là một quyết định quan trọng của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đánh dấu sự chuyển đổi sang giai đoạn quản lý, kiểm soát dịch bệnh bền vững.


D.Hải
Ý kiến của bạn