Hà Nội

Kon Tum động đất ngày đầu tiên nghỉ lễ 30/4-1/5

29-04-2023 07:24 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng nay, ngày đầu tiên nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân Kon Tum lại hứng một trận động đất có độ lớn 3.0. Trận động đất này nối dài các trận xảy ra trong tháng 4.

Động đất trên Biển Đông, gần bờ biển Tuy HòaĐộng đất trên Biển Đông, gần bờ biển Tuy Hòa

SKĐS - Trận động đất trên Biển Đông có độ lớn 3.4 vừa xảy ra ở khu vực cách TP Tuy Hòa (Phú Yên) 82km. Trận động đất không gây thiệt hại về người và tài sản.

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi thông báo động đất. Vào hồi 22 giờ 53 phút 59 giây (giờ GMT) ngày 28 tháng 4 năm 2023 tức 05 giờ 53 phút 59 giây (giờ Hà Nội) ngày 29 tháng 4 năm 2023 một trận động đất có độ lớn 3.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.845 độ vĩ Bắc, 108.220 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon plong, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Kon Tum động đất ngày đầu tiên nghỉ lễ 30/4-1/5 - Ảnh 2.

Vị trí xảy ra trận động đất sáng nay tại Kon Tum.

Những ngày gần đây, động đất lại liên tục xảy ra ở Kon Tum. Ngày 23/4 ghi nhận 3 trận, các ngày 24/4 và 26/4 đều có động đất tại đây với độ lớn dao động đều từ 3.0 đến 3.2. Từ đầu tháng 4 đến nay, tại Kon Tum đã xảy ra tổng cộng 10 trận động đất. Trung bình cứ 3 ngày ở đây lại có 1 trận động đất.

Theo các chuyên gia, động đất liên tiếp ở Kon Plông, Kon Tum thời gian qua cho thấy, động đất kích thích tại khu vực này vẫn hoạt động mạnh.

Trước đó, các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhận định, động đất ở Kon Plông là động đất kích thích, xảy ra do hoạt động của hồ chứa thủy điện tích nước gây áp lực lên hệ thống đứt gãy bên dưới, khiến hoạt động động đất xảy ra sớm hơn.

Tính từ tháng 4/2021 đến nay, khu vực này đã ghi nhận hàng trăm trận động đất, gấp nhiều lần số trận động đất xảy ra trong hơn một thế kỷ trước đó. Trong đó có trận động đất lớn nhất xảy ra chiều 23/8/2022 có độ lớn 4.7.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, PGS.TS Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Đặc biệt, khi có động đất xảy ra, chính quyền và người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần thực hiện nghiêm theo các quy định tại Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần.

Theo đó, khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn; Ủy ban nhân dân các cấp phải bằng mọi hình thức thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Kon Tum lại động đất 3.2 độ, người dân cảm nhận rõ rung lắcKon Tum lại động đất 3.2 độ, người dân cảm nhận rõ rung lắc

SKĐS - Một trận động đất có độ lớn 3.2 vừa xảy ra ở khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, người dân có thể cảm nhận rõ rung lắc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 29/4: Nguyễn Kim Trung Thái Phút Cuối Vẫn Ngụy Biện, Không Khai Mục Đích Xóa Camera | SKĐS




Tô Hội
Ý kiến của bạn