Trước đó, trưa hôm qua, 24/4, một bé gái ở Đồng Nai bất ngờ giật chiếc khuyên tai bằng vàng của bạn đang chơi chung bỏ vào miệng, sau đó nôn ói liên tục và được gia đình đưa vào viện địa phương, chụp Xquang kiểm tra thì phát hiện dị vật nhưng không can thiệp được nên đề nghị chuyển ngay bé đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố.
Theo BSCK1. Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, sau khi Bác sĩ khám và đánh giá, kết quả X-quang cho thấy dị vật hình chiếc khuyên tai nằm trong hầu họng đã nhanh chóng chuyển xuống dạ dày bệnh nhi.
Chiếc hoa tai được lấy ra từ dạ dày bé gái. Ảnh: BSCC
BS Nguyễn Cẩm Tú, trưởng khoa Tiêu hoá, trưởng ekip Nội soi cùng BS Lê Đức Lộc cho biết: “Chiếc khuyên tai có một đầu nhọn nên có nguy cơ trầy rách niêm mạc đường ruột khi bác sĩ làm thủ thuật lấy dị vật. Sau khi gây mê, mất vài phút xoay trở, kíp phẫu thuật đã cẩn thận kéo dị vật vào lòng ống soi và lấy ra một cách nhẹ nhàng. May mắn sau khi đã gắp dị vật, nội soi kiểm tra thấy lòng thực quản và dạ dày của bệnh nhi chỉ tổn thương ít niêm mạc.”
Hiện tình hình sức khỏe của bé đã ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Hình ảnh nội soi lấy khuyên tai trong dạ dày bé gái. Ảnh: BSCC
Qua trường hợp trên, quý bậc phụ huynh nên trông cháu nhỏ thật cẩn thận, không nên cho các cháu bé chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ hoặc mang hoa tai bằng kim loại dễ làm cho các bé tò mò rồi bỏ vào miệng ngậm, nuốt. Các bé sẽ bị dị vật đường ăn hoặc nguy hiểm hơn là dị vật đường thở, đôi khi để lại hậu quả thật đáng tiếc.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có những biểu hiện như ho, tím tái mà xung quanh bé có đồ chơi, hoặc bé đang cầm vật gì trên tay hay đang ăn những loại hạt như hạt dưa, hạt đậu,... thì có thể nghi ngờ đến việc trẻ bị hóc dị vật và nên kiểm tra. Nếu có dấu hiệu bất thường thì phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, sớm phát hiện dị vật và có hướng điều trị hiệu quả…”, BS Vũ chia sẻ.
Nhiều trẻ không có bất kì triệu chứng nào cả. Nếu có các triệu chứng, chúng có thể là:
• Khó nuốt thức ăn
• Chảy nước miếng
• Đau vùng cổ hoặc ngực
• Ho, khó thở hay thở khò khè
Nhũng triêu chứng này dường như thường xảy ra khi dị vật bị tắc lại ở thực quản. Thông thường, các triệu chứng sẽ diễn ra đồng thời với thời gian dị vât bị tắc. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể biến mất dù dị vật vẫn bị tắc.
Làm gì khi phát hiện con mình nuốt phải dị vật?
Nếu bạn nhìn thấy con mình nuốt phải dị vật, hoặc trẻ nói với bạn rằng trẻ đã nuốt dị vât, hãy báo với bác và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng.
Tùy thuộc vào dị vật và các triệu chứng, bác sĩ nghị chụp X-quang vùng cổ, ngực, hay bung. Các dị vật được làm từ một số vật liệu nhất định có thể nhìn thấy được trên phim Xquang.
Chụp X-quang cho phép nhìn thấy dị vật bên trong cơ thể. Thông thường, các dị vật nuốt phải nằm trong ống tiêu hóa. Nhưng đôi khi, các dị vật nuốt phải rơi vào đường hô hấp, vì đường hô hấp nằm cạnh thực quản. Dị vật đường hô hấp cần phải được lấy ra bởi chúng có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng.