Kính viễn vọng Webb chụp được siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước

17-07-2023 15:44 | Quốc tế

SKĐS - Siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước nằm sâu bên trong thiên hà cổ CEERS 1019, gần với mốc vũ trụ hình thành sau vụ nổ Big Bang. Đây là hố đen siêu nhỏ so với các hố đen vũ trụ khác từng được phát hiện.

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học thu được 'bản hợp xướng' sóng hấp dẫn cực mạnh giữa các hố đen vũ trụLần đầu tiên, các nhà thiên văn học thu được "bản hợp xướng" sóng hấp dẫn cực mạnh giữa các hố đen vũ trụ

SKĐS - Các nhà thiên văn học đã thu được hòa âm của sóng hấp dẫn cực mạnh tạo ra do sự va chạm giữa các hố đen vũ trụ. Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các hiện tượng vũ trụ như hố đen siêu lớn và tần suất các thiên hà hợp nhất.

Kính viễn vọng vũ trụ James Webb đã phát hiện ra một bất ngờ thú vị, một siêu hố đen nằm sâu trong một thiên hà chưa từng được khám phá trước đó.

Hố đen nằm sâu bên trong thiên hà CEERS 1019. Đây là một thiên hà cổ hình thành 570 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, vì vậy mà ước tính hố đen này có tuổi đời hơn 13 tỷ năm. (Theo lý thuyết, vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,8 tỷ năm, được xem là tuổi của vũ trụ).

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hố đen này có khối lượng gấp 9 triệu lần mặt trời (Khối lượng của mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 333.000 lần).

Kính viễn vọng Webb chụp được siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước - Ảnh 2.

Khối lượng của các hố đen có thể gấp hàng triệu lần cho đến hàng tỷ lần mặt trời. (Ảnh minh họa: NASA Goddard)

Theo NASA, kích thước siêu hố đen này nhỏ hơn bất kỳ hố đen nào từng tồn tại trong thuở hồng hoang của vũ trụ và từng được phát hiện bởi các kính viễn vọng khác. Các hố đen thông thường có khối lượng gấp 1 tỷ lần mặt trời và dễ phát hiện hơn nhiều do sáng hơn.

Không chỉ phát hiện chính xác siêu hố đen này, các nhà khoa học còn phát hiện ra hai hố đen khác gần đó dường như được hình thành khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang và cũng rất nhẹ so với những hố đen khác cùng thời kỳ đó.

11 thiên hà mới cũng được ghi lại với bằng chứng từ kính viễn vọng Webb, trong dự án khoa học khảo sát sự tiến hóa vũ trụ do Đại học Texas dẫn đầu.

Khám phá bí ẩn thiên hà CEERS 1019

Kích thước tương đối nhỏ của hố đen tại trung tâm dải ngân hà CEERS 1019 là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Vẫn chưa rõ làm thế nào một hố đen nhỏ như vậy hình thành trong buổi đầu sơ khai của vũ trụ, bởi thời điểm này thường hình thành các giếng trọng lực lớn hơn nhiều.

Thiên hà CEERS 1019 có các thuộc tính thú vị, chẳng hạn như xuất hiện dưới dạng một chuỗi gồm 3 điểm sáng chứ không phải hình đĩa đơn lẻ như nhiều thiên hà khác.

Theo NASA, các thiên hà mới được phát hiện vẫn đang tạo ra những ngôi sao mới.

Nhà khoa học Seiji Fujimoto - một thành viên thuộc dự án Hubble của NASA tại Đại học Texas ở Austin đã phát hiện 11 thiên hà mới cho biết: "Webb là kính viễn vọng đầu tiên đã phát hiện ra thiên hà CEERS 1019. Tập hợp các thiên hà này cũng với các thiên hà xa xôi khác mà chúng ta có thể xác định trong tương lai có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của các ngôi sao và sự tiến hóa của thiên hà trong suốt lịch sử vũ trụ."

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng hố đen trong thiên hà 1019 tạm thời là siêu hố đen đang hoạt động ở xa nhất được phát hiện. Theo NASA, cộng đồng thiên văn học đang đổ dồn đi tìm các hố đen khác ở xa hơn và có thể tìm ra trong vài tuần tới. 

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú 2023: Siêu trăng, trăng xanh, nguyệt thực, nhật thực và mưa sao băngNhững hiện tượng thiên văn kỳ thú 2023: Siêu trăng, trăng xanh, nguyệt thực, nhật thực và mưa sao băng

SKĐS - Trong tháng 8 có hai siêu trăng, trong đó trăng xanh xuất hiện vào cuối tháng. Trong tháng 10, người dân có thể chiêm ngưỡng cả hiện tượng nhật thực hình khuyên và nguyệt thực một phần. Sẽ có 9 trận mưa sao băng từ nay tới cuối năm.

Mời độc giả xem thêm video:

Bão Số 1 Có Thể Là Cơn Bão Mạnh Ảnh Hưởng Đến Bắc Bộ Trong Vài Năm Gần Đây


Nguyễn Vân
(theo CNN)
Ý kiến của bạn