Hà Nội

Kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng bất chấp đại dịch

02-09-2020 11:06 | Quốc tế
google news

SKĐS - Đây là nhận định của một số chuyên gia, doanh nghiệp quốc tế về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh COVID-19.

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia thành công và nhận được sự tôn trọng của quốc tế trong ngăn chặn dịch COVID-19 với 99 ngày không có trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. Đến ngày 25/7, đợt bùng phát dịch mới bắt đầu tại Đà Nẵng. Kể từ đó đến nay, Việt Nam - quốc gia có 96 triệu dân nhưng ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh, rất ít bệnh nhân tử vong, chủ yếu là những bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền đang điều trị tại bệnh viện.

Theo ông Shenglan Tang - Phó Giám đốc Viện Y tế toàn cầu Duke khẳng định, có nhiều con đường để chống lại sự lây lan của dịch bệnh. “Chúng tôi cho rằng, không có một công thức chung để kiểm soát COVID-19. Mỗi quốc gia đã có cách tiếp cận khác nhau dựa trên bối cảnh dịch tễ, chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa của họ”, ông Shenglan nói. Việt Nam đã sử dụng các biện pháp “đóng cửa tích cực” và giãn cách xã hội để ngăn chặn virus lây lan. Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện trở lại.

Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi trên thế giới  kinh tế tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 toàn cầu.

Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi trên thế giới  kinh tế tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 toàn cầu.

Theo tờ Bloomberg, trước khi dịch bệnh xảy ra, Việt Nam là một trong những ngôi sao toàn cầu hóa, trở thành cường quốc sản xuất và xuất khẩu. Đại dịch COVID-19 đã thay đổi tất cả. Các công ty bị cắt giảm đơn hàng, xuất khẩu bị sụt giảm, người lao động Việt Nam phải đối mặt những tác động của dịch bệnh. Suy thoái kinh tế ở Mỹ và các thị trường thế giới đã khiến không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia bị ảnh hưởng dây chuyền.

Chính cách Việt Nam đối phó với dịch COVID-19 đợt đầu tiên đã mang lại cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân một niềm tin vào đất nước, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Tờ Bloomberg nhận định, mặc dù dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Á. Trong những năm gần đây, các hiệp định thương mại được ký kết đã biến quốc gia này trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã áp dụng chính sách vừa phòng chống dịch đồng thời cho phép các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục hoạt động. Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi trên thế giới kinh tế tăng trưởng dương. Mới đây, HSBC đã nâng mức dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 từ 1,6% lên 3,0%. Một số tổ chức quốc tế dự báo, Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% trong năm nay.

Ông Kenneth Atkinson - người sáng lập Công ty Kiểm toán quốc tế Grant Thornton, Phó Chủ tịch Ban Cố vấn Du lịch (TAB) cho rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế ngắn hạn của Việt Nam. Nhưng ông không quá lo lắng vì tin rằng Việt Nam sẽ vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty nước ngoài. Dù sống và làm việc trong điều kiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được thắt chặt, hầu hết những người nước ngoài tại Đà Nẵng đều cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những hành động nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn dịch COVID-19.

Bà Eva Monique McDonough - công dân Canada đang sống tại Việt Nam cho biết: “Tôi bớt lo lắng hơn khi biết rằng cộng đồng tôi đang sống tuân thủ các quy định Chính phủ đề ra. Những quy định đó là để giữ an toàn cho chúng tôi”. Sự suy giảm kinh tế là điều khó tránh khỏi đối với cả những quốc gia thành công trong ngăn chặn dịch bệnh như Việt Nam, một khi các quốc gia trên thế giới  kiểm soát được dịch bệnh, cỗ máy tăng trưởng sẽ trở lại.


Nguyên Minh
Ý kiến của bạn