Sau sinh, kỳ kinh nguyệt bất thường, tháng nhiều, tháng ít và có tháng không xuất hiện kinh nguyệt - điều đó có bình thường không là băn khoăn, lo lắng của không ít bà mẹ sau sinh, nhất là những người lần đầu làm mẹ.
1. Khi nào kinh nguyệt trở lại sau sinh?
Trong giai đoạn đầu sau khi sinh, sản phụ thường ra nhiều sản dịch, dịch âm đạo có máu, chất nhầy và mô tử cung. Sản dịch ra nhiều và có màu đỏ tươi. Trong vòng 5 đến 8 tuần sẽ ít dần, nhạt màu, sang màu nâu sẫm rồi vàng.
Mặc dù sản dịch có thể giống với kinh nguyệt và phải sử dụng băng vệ sinh để kiểm soát lưu lượng máu nhưng nó không giống như kinh nguyệt. Khung thời gian để bình thường hóa chu kỳ kinh nguyệt là từ 6 tháng đến 2 năm.
Thời gian kinh nguyệt trở lại phụ thuộc nhiều vào việc sản phụ có đang cho con bú hay không. Không có mốc thời gian cụ thể nào cho việc quay trở lại chu kỳ bình thường vì mỗi phụ nữ sẽ khác nhau. Nếu trước khi mang thai có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì kinh nguyệt sẽ nhanh chóng quay trở lại và bình thường hóa sau khi ngừng cho con bú. Nếu không cho con bú kinh nguyệt có thể sẽ quay trở lại từ 4 đến 8 tuần sau khi sinh con.
Nếu đang cho con bú, thời gian kinh nguyệt có thể sẽ quay trở lại muộn hơn nhiều, vì prolactin - một loại hormone sản xuất sữa mẹ có xu hướng ức chế sự rụng trứng. Kinh nguyệt có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để trở lại, nhiều người có kinh trở lại sau cả năm và trong suốt thời gian cho con bú.
Tuy nhiên, không nên coi việc cho con bú là biện pháp tránh thai. Mặc dù ít có khả năng hơn nhưng phụ nữ vẫn có thể bắt đầu rụng trứng và có nguy cơ mang thai khi đang cho con bú nếu không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Kinh nguyệt không đều trong khi cho con bú phổ biến nếu đang kết hợp giữa bú sữa công thức và bú mẹ.
2. Kinh nguyệt không đều sau sinh khi nào cần đi khám?
Khi kinh nguyệt trở lại sau sinh có thể không giống như trước. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, dài hơn, nhẹ hơn, nặng hơn hoặc chuột rút hơn và tất cả những thay đổi này đều là bình thường. Tuy nhiên, một trong những thắc mắc phổ biến nhất là kinh nguyệt không đều khi nội tiết tố trở lại bình thường.
Đừng lo lắng nếu độ dài chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, chẳng hạn thay đổi từ 24 ngày của một chu kỳ thành 35 ngày tiếp theo. Cơ thể chỉ đơn giản là tự điều chỉnh và sẽ mất thời gian để kinh nguyệt của trở lại lịch trình bình thường. Tuy nhiên, nếu có kinh nguyệt không đều trước khi mang thai, thì có khả năng cao sẽ tiếp tục có kinh nguyệt không đều sau khi mang thai và sinh con trừ khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.
Phụ nữ nên đi khám nếu kỳ kinh nguyệt trở nên quá nhiều (thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần), kéo dài hơn bảy ngày hoặc có cục máu đông lớn. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cần đi khám ngay lập tức nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc bị ra máu nhiều giữa các kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này có nguy cơ là bệnh tiềm ẩn cần được điều trị như nhiễm trùng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh viêm vùng chậu, polyp, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sụt cân nhanh.
3. Sau sinh, có thể mang thai khi kinh nguyệt không đều không?
Theo nguyên tắc chung, nếu đang rụng trứng phụ nữ có khả năng mang thai. Và điều quan trọng là sự rụng trứng sẽ xảy ra trước khi thời kỳ hậu sản đầu tiên vì sự rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ. Mặc dù một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra kinh nguyệt không đều, nhưng sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất khi đang cho con bú. Sau khi sinh 1 năm thì kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không có kinh nguyệt không có nghĩa là không rụng trứng. Nhiều phụ nữ cho rằng họ không thể mang thai khi đang cho con bú nếu không có kinh nguyệt đều đặn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mang thai ngoài ý muốn ở các bà mẹ đang cho con bú.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai đều có khả năng dẫn đến mang thai ngay cả khi chưa có kinh nguyệt trở lại hoặc có kinh nguyệt không đều sau khi sinh. Có nhiều phụ nữ mang thai trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, do đó nếu quan hệ tình dục trở lại sau sinh cần thực hiện các phương pháp tránh thai như bao cao su để ngừa có thai ngoài ý muốn khi cơ thể chưa phục hồi sau sinh và em bé còn quá nhỏ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chuyên gia tiết lộ những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.