1. Triệu chứng kinh nguyệt ít
Phụ nữ có thể lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt nếu chảy máu trong ít hơn hai ngày, ra rất ít máu giống như đốm, kinh nguyệt không đều, khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt xa nhau thường xuyên hơn so với chu kỳ thông thường từ 21 đến 35 ngày
Mặc dù phụ nữ có thể trải qua một kỳ kinh nguyệt bất thường mà không có lý do cụ thể nào, nhưng nếu có biểu hiện kinh nguyệt ít nên thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp xác định những nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu âm đạo.
2. Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít
Kinh nguyệt ít có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
2.1 Tuổi tác
Kinh nguyệt phụ nữ có thể thay đổi về độ dài và lưu lượng nếu đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Mặt khác, nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, có thể bị kinh nguyệt không đều, lúc ra nhiều, lúc ra ít. Đây là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố.
2.2 Cân nặng và chế độ ăn uống
Trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ. Thiếu cân quá mức có thể khiến kinh nguyệt trở nên thất thường vì các hormone không hoạt động bình thường. Ngoài ra, giảm hoặc tăng cân quá mức có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.
2.3 Thai kỳ
Nếu có thai, bạn sẽ không có kinh. Phụ nữ có thể nhận thấy một số đốm máu và nghĩ rằng đó là kỳ kinh nhưng nó thực sự có thể là chảy máu do cấy ghép. Điều này có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Máu cấy thường kéo dài trong hai ngày hoặc ít hơn.
2.4 Cho con bú
Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt có thể không trở lại ngay sau khi sinh. Hormone sản xuất sữa ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt bị chậm lại. Tuy nhiên, có thể có kinh vài tháng sau khi sinh khi vẫn đang cho con bú.
Do vậy, phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt chưa trở lại. Đó là bởi vì phụ nữ sẽ rụng trứng hai tuần trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn khi đang cho con bú và bị ra máu, nên thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác nhận rằng ra máu không phải do chảy máu trong quá trình cấy ghép.
2.5 Kiểm soát sinh sản
Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ít. Một số phương pháp ngừa thai ngăn cản trứng phóng thích trong cơ thể nữ giới. Các phương pháp này có nhiều dạng khác nhau. Khi cơ thể phụ nữ không giải phóng trứng, tử cung sẽ không tạo ra một lớp niêm mạc dày. Điều này có thể dẫn đến kỳ kinh ít hơn hoặc hoàn toàn không có kinh trong thời gian này.
Phụ nữ cũng có thể bị kinh nguyệt không đều nếu đã bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.
2.6 Căng thẳng
Nếu phụ nữ căng thẳng, não có thể thay đổi các hormone chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thể gặp phải tình trạng không xảy ra kinh nguyệt hoặc quá ít máu kinh. Khi một sự kiện căng thẳng qua đi, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
2.7 Tập thể dục quá sức
Phụ nữ tập thể dục quá sức thường xuyên có thể bị thay đổi kinh nguyệt. Các vận động viên có thể bị căng thẳng, có trọng lượng cơ thể thấp và sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
2.8 Rối loạn ăn uống
Chán ăn tâm thần và ăn vô độ là các dạng rối loạn ăn uống có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp, điều này có thể làm thay đổi các hormone điều hòa kinh nguyệt.
2.9 Hội chứng buồng trứng đa nang
Nếu bị kinh nguyệt không đều hoặc đã ngừng kinh nguyệt, đó có thể là kết quả của Hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng ngừng trưởng thành. Sự thay đổi nội tiết tố này cũng có thể thay đổi cân nặng của phụ nữ và dẫn đến béo phì, gây mụn, khiến lông mặt mọc hoặc dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang thông qua việc sử dụng siêu âm. Đó là do hội chứng buồng trứng đa nanggây ra các u nang hình thành trong buồng trứng của phụ nữ. Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm cân và uống thuốc tránh thai để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc. Thuốc thường được kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, nhưng đôi khi nó được sử dụng ngoài nhãn hiệu để điều trị những người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nó giúp kiểm soát mức độ insulin và có thể giúp cải thiện sự rụng trứng, có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
2.10 Tình trạng kinh nguyệt nghiêm trọng
Kinh nguyệt bất thường hoặc không đều có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Kinh nguyệt đều đặn cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt. Kinh nguyệt nhạt màu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về nồng độ hormone hoặc một tình trạng bệnh lý khác. Hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề với cơ quan sinh sản có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Do vậy, phụ nữ cần đi khám và cho bác sĩ biết về các triệu chứng để được giúp xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường.
3. Các yếu tố rủi ro của kinh nguyệt ít
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể có nguy cơ bị rong kinh. Kinh nguyệt ra ít có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không hoạt động như bình thường. Phụ nữ nên đi khám để biết những nguyên nhân nào có thể gây ra kinh nguyệt ít để yên tâm với tình trạng sức khỏe.
Phụ nữ không có kinh trong ba tháng hoặc lâu hơn có thể được chẩn đoán là vô kinh.
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt có thể ra ít hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân, phụ nữ cần đi khám nếu, phụ nữ cần đi khám nếu không thấy kinh nguyệt trong 3 tháng liên tiếp và không có thai, nghĩ rằng có thể đang mang thai, kinh nguyệt không đều, bị chảy máu giữa các kỳ kinh, cảm thấy đau trong kỳ kinh nguyệt và nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác.
5. Điều trị kinh nguyệt ít
Kinh nguyệt của phụ nữ có thể do một trong nhiều yếu tố gây ra. Nếu kinh nguyệt ít hoặc quá nhiều hay kéo dài, hoặc gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào có thể cần điều trị thêm.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra những nguyên nhân có thể xảy ra đối với thời kỳ kinh nguyệt ít và kiểm tra về các tình trạng khác nhau để xác định một kế hoạch điều trị thích hợp.
Kinh nguyệt thường ít và khoảng cách thời gian xa, có vấn đề và dai dẳng có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và thuốc. Đôi khi, việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể giúp kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Nếu kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn, có thể điều trị bằng các loại thuốc khác hoặc các biện pháp can thiệp khác.
Không nên quá lo lắng khi kinh nguyệt ra ít, thậm chí một khoảng thời gian ngắn từ hai đến ba ngày được coi là bình thường. Nếu bị chậm kinh và nghĩ rằng có thể mang thai, hãy thử thai. Đảm bảo theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đi khám bác sĩ khi cần thiết.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hậu COVID - Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.