Kinh nghiệm triển khai làm mẹ an toàn ở Hòa Bình

01-10-2023 10:58 | Y tế
google news

SKĐS - Tại tỉnh Hòa Bình có 99% bà mẹ, trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc y tế trước, trong và sau sinh đúng quy định, giảm thiểu tai biến sản khoa.

Thông tin cần biết về Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023Thông tin cần biết về Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023

SKĐS - Các hoạt động chủ yếu trong Tuần lễ làm mẹ an toàn bao gồm truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ...

Truyền thông nhóm, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ có thai

Sáng 30/9, UBND tỉnh Hòa Bình, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện với sự tham dự của hơn 300 khách mời đến từ nhiều địa phương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chia sẻ kinh nghiệm ở địa phương đạt nhiều thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, với Dân số khoảng 930.000 người (trong đó dân tộc Mường chiếm 63%). Tỉnh có 10 huyện/thành phố với 151 xã/ phường/ thị trấn. 

Kinh nghiệm triển khai làm mẹ an toàn ở Hòa Bình - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại sự kiện Lễ phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn 2023 tại Hòa Bình.

Đặc biệt, toàn tỉnh có 59 xã khu vực III - Đây cũng là địa bàn mà người dân được hưởng lợi từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025. 

Để triển khai thực hiện chương trình, tỉnh Hoà Bình đã và đang tích cực triển khai các hoạt động chuyên môn như: cung cấp các gói dịch vụ làm mẹ an toàn, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp, và trong đó có hoạt động Tuần lễ làm mẹ an toàn với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em.

Các hoạt động đã được triển khai thực hiện tại các xã vùng III như: Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em; Cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ. Chú trọng truyền thông nhóm, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ có thai đến khám thai và các bà mẹ đưa trẻ đi khám sức khỏe/ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. 

Lồng ghép truyền thông nhóm tại cộng đồng trong các cuộc họp thôn, xóm, họp phụ nữ hoặc thực hành dinh dưỡng, truyền thông về làm mẹ an toàn, bao gồm chăm sóc trước sinh, trong sinh và sau sinh theo từng chủ đề cho từng nhóm đối tượng. Phổ biến các kiến thức và kỹ năng về làm mẹ an toàn qua các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội.

Kinh nghiệm triển khai làm mẹ an toàn ở Hòa Bình - Ảnh 3.

Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn.

Tính đến hết tháng 9 năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình có 99% bà mẹ, trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc y tế trước, trong và sau sinh đúng quy định, giảm thiểu tai biến sản khoa. Không có trường hợp tử vong mẹ. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đều thấp hơn so với chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Toàn cho hay, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất đinh: Việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em tại hộ gia đình còn có những hạn chế nhất định. Một số trạm y tế xã chưa có đầy đủ những trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, thiếu tài liệu phương tiện truyền thông tại cộng đồng. Đội ngũ cán bộ y tế còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu cán bộ chuyên sâu về chuyên ngành Sản, chuyên ngành Nhi. Các hoạt động tại các xã vùng 1, 2 chưa được thường xuyên do thiếu nguồn lực…..

Đẩy mạnh các hoạt động trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn

Ông Nguyễn Văn Toàn chia sẻ, để phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động trong chương trình Làm mẹ an toàn nói riêng và mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung. Trong Lễ phát động Hưởng ứng Tuần lễ làm mẹ an toàn với chủ đề: "Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé", tôi kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành y tế, tập trung triển khai thực hiện.

Tổ chức đa dạng hóa các loại hình truyền thông, trong đó chú trọng truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và y tế thôn, bản làm nòng cốt; lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; lồng ghép các nội dung về Làm mẹ an toàn vào sinh hoạt cộng đồng (Tổ dân cư, các câu lạc bộ, các đoàn thể, đặc biệt là Hội Phụ nữ...). 

Đảm bảo mỗi trạm y tế xã vùng III tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; Cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho: 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương;  Ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; Ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.

Tăng cường hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em có liên quan đến Làm mẹ an toàn, tập trung vào ba gói dịch vụ chăm sóc trước sinh, hỗ trợ chăm sóc trong sinh, hỗ trợ chăm sóc sau sinh.

Trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn tại các cơ sở cần tập trung giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như khám thai định kỳ, quản lý thai nghén và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến... để tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ này... Cử cán bộ có chuyên môn phù hợp hỗ trợ tại chỗ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Tổ chức hoạt động truyền thông tư vấn kết hợp cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn tại cộng đồng các xã khu vực III.

Vận động, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là các cơ quan tuyên truyền ở cấp huyện, xã đều có tin, bài về Làm mẹ an toàn. Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) ủng hộ và tham gia các hoạt động của Tuần lễ Làm mẹ an toàn, như đưa nội dung Làm mẹ an toàn vào các sinh hoạt cộng đồng, dòng họ; tham dự và phát biểu tại các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt cộng đồng...về làm mẹ an toàn.

Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2023 tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Làm mẹ an toàn: Sức khức khỏe cho mẹ, tương lai cho béLàm mẹ an toàn: Sức khức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé

SKĐS - Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Bộ Y tế triển khai "Tuần lễ Làm mẹ an toàn" năm 2023 tại 51 tỉnh thành phố, với chủ đề: "Làm mẹ an toàn Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé".

Xem thêm video đang được quan tâm:

7 phút ngoạn mục cứu sống sản phụ thuyên tắc ối, suy hô hấp | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn